Lạm phát ở Mỹ tiếp chiều hướng giảm, tăng ở châu Âu

(PLO)- Nếu lạm phát ở Mỹ có chiều hướng giảm thì tình trạng này ở châu Âu vẫn đang tăng kịch tính.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Từ đầu năm nay hàng loạt nước phương Tây chìm vào bão lạm phát. Tuy nhiên, nếu từ giữa năm đến nay Mỹ bắt đầu chứng kiến lạm phát có chiều hướng giảm thì tình trạng này ở châu Âu vẫn đang tăng kịch tính.

Lạm phát Mỹ lên mức cao nhất 9,1% trong tháng 6 (so mức tháng 6-2021), bắt đầu giảm từ tháng 7 xuống còn 8,5% (so mức tháng 7-2021), tiếp tục giảm trong các tháng 8, 9, 10 với các mức lần lượt là 8,3%, 8,2% và 7,7% (so với cùng kỳ năm 2021), theo tờ The New York Times.

Dù lạm phát duy trì đà giảm nhiều tháng liền nhưng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn để mở khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ. Ngày 17-11, nhiều nhà kinh tế thuộc Ngân hàng J.P.Morgan dự báo kinh tế Mỹ vẫn sẽ đối mặt với nguy cơ “suy thoái nhẹ” trong nửa đầu năm 2023, theo hãng tin Reuters.

Người dân Áo mua hàng tại một siêu thị ở thủ đô Vienna. Ảnh: AFP

Người dân Áo mua hàng tại một siêu thị ở thủ đô Vienna. Ảnh: AFP

Trong khi đó, đà lạm phát ở châu Âu chưa ngừng tăng. Tại khu vực Liên minh châu Âu (EU), lạm phát tăng lên mức cao kỷ lục 10,7% trong tháng 10 (so mức tháng 10-2021), vượt mức 9,9% của tháng 9 (so mức tháng 9-2021). Đây là mức lạm phát cao nhất trong vòng 23 năm của khu vực đồng euro, theo trang Euronews.

Theo ông Klaas Knot - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Hà Lan và là thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), trong tháng 12 tới ECB có thể sẽ tăng lãi suất 0,75% lần thứ ba liên tiếp, cho dù nguy cơ suy thoái kinh tế ngày càng lớn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm