Lần đầu tiên ban hành tài liệu phòng chống lao động cưỡng bức

Tài liệu trang bị cho người sử dụng lao động những hiểu biết cần thiết để nhận diện lao động cưỡng bức và làm thế nào để loại bỏ nguy cơ lao động cưỡng bức trong hoạt động và trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

Bộ tài liệu này do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) xây dựng, bao gồm hướng dẫn cho người sử dụng lao động và hướng dẫn cho giảng viên.

ILO đánh giá ngành dệt may là một ngành sản xuất mũi nhọn trong nền kinh tế đất nước, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ năm trên thế giới.

TS Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam, cho biết: Lao động cưỡng bức trước hết là sự vi phạm nhân quyền, đồng thời có thể gây tổn hại cho cả ngành công nghiệp bởi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể có liên kết trực tiếp với chuỗi cung ứng của các thương hiệu lớn trên thế giới.

Theo ước tính của ILO, có khoảng 21 triệu người trên thế giới là nạn nhân của lao động cưỡng bức, trong đó ngành sản xuất là một trong những ngành có nguy cơ cao nhất.

Xem tài liệu tại đây.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm