Bài bình luận nhận định “Sau hơn 2 thập kỉ phát triển, mối quan hệ song phong giữa Trung Quốc và Nga đã bước đến một giai đoạn mới”. Đồng thời, báo viết cho biết thêm Trung Quốc đang xem Nga là một đối tác không thể thay thế đối với tất cả các chiến lược chủ chốt của nước này.
Những điểm tương đồng trong chiến lược
Trong đó bao gồm Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa, hay còn được biết đến là sáng kiến đầy tham vọng mang tên “Một vành đai Một con đường” nhằm thúc đẩy hợp tác và kết nối Á-Âu; Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, một tổ chức chính trị, kinh tế và quân sự của hai nước thành lập cùng với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan; và BRICS bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, cũng như Ngân hàng Phát triển mới của nhóm nước này.
Trong suốt chuyến thăm tới Moscow của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 5-2015, hai bên đã kí vào Tuyên bố chung, lên kế hoạch chi tiết về hợp tác giữa vành đai kinh tế con đường tơ lụa và Liên minh Kinh tế Á-Âu, trong đó bao gồm các quốc gia Á-Âu Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Nga Vladimir Putin gặp gỡ tại hội nghị thượng đỉnh BRICS ở thành phố Ufa của Nga vào 8/7/2015
Bắc Kinh dường như đang làm việc tích cực để xóa bỏ sự cảnh giác của Moscow và đặt nhiều mối quan tâm nhằm thiết lập một “động cơ kép” cho cả hai nước Trung Quốc-Nga, theo Global Times.
Tờ báo nói thêm cần phải lưu ý rằng vẫn còn có một số căng thẳng bắt nguồn từ sự cạnh tranh nhận thức giữa các tuyến đường sắt xuyên châu Á được Trung Quốc hỗ trợ và tuyến đường sắt xuyên Siberia được Nga thúc đẩy, cũng như các đường ống dẫn khí đốt Trung Á-Trung Quốc từ Trung Á đến khu vực Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc và các đường ống dẫn khí đốt Altai từ Tây Siberia của Nga đến khu vực Tây Bắc Trung Quốc.
Đầu tiên là hợp tác kinh tế thông qua các chương trình khuyến mại cùng có lợi như 30 năm, thỏa thuận khí đốt tự nhiên có giá 400 tỉ USD được kí kết tại Bắc Kinh hồi tháng Năm.
Đó là một thỏa thuận vì lợi ích của hai bên, vì Nga cần đối tác xuất khẩu cho nguồn năng lượng của nước này trong khi Trung Quốc lại cần một nguồn cung đáng kể phục vụ cho nhu cầu năng lượng ngày càng tăng mạnh.
Trung Quốc thậm chí chuyển một phần kinh phí cho Nga trước để giúp Nga đối phó tốt hơn với các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây sau việc Nga sáp nhập bán đảo Crime của Ukraine vào năm ngoái.
Thứ ba, Trung Quốc và Nga đang nhắm vào Ngân hàng Phát triển mới để gây áp lực lên đồng USD bằng cách cạnh tranh với các Ngân hàng Thế giới do Mỹ kiểm soát và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Được biết năm quốc gia BRICS đã chiếm nửa trong tổng số GDP của thế giới, điều này hoàn toàn có thể sớm đe dọa vị thế của đồng USD là đồng tiền dự trữ toàn cầu chi phối.
Cuối cùng, Trung Quốc và Nga cũng đang tìm cách thâm nhập vào thị trường sân sau của Mỹ là Mỹ Latinh. Ông Tập Cận Bình và ông Putin đều tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Brazail vào cuối tháng Bảy, sau khi ông Tập thực hiện chuyến thăm Argentina, Venezuela và Cuba.
Theo Global Times, đó là cách mà ông Tập muốn “nhắn nhủ” tới Washington rằng nếu Mỹ xen vào việc thương mại của Trung Quốc ở châu Á thì Trung Quốc sẽ can thiệp vào các công việc của Mỹ ở Nam Mỹ.