Trong khi đó, theo ông Quang, hiện ngành thú y đi kiểm tra chất cấm là rất khó khăn, nguyên nhân là do chủ trang trại không hợp tác, thậm chí là phản ứng rất quyết liệt. Có trường hợp vi phạm đã ra quyết định xử phạt nhưng chủ trang trại vẫn khiếu nại khiến các cơ quan chức năng thêm mất công mất việc. Việc hợp tác sau khi giữ đàn heo rất khó khăn, nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng khác thì sẽ rất khó khăn trong việc giữ đàn heo, cụ thể nếu địa phương làm không tốt thì chủ trang trại sẽ bán heo trong thời gian kiểm soát giữ đàn heo, cơ quan thú y cũng không thể làm gì được. Do vậy vấn đề là vô cùng phức tạp, đặc biệt là việc chống chế, né tránh của các hộ vi phạm.
“Vấn đề đặt ra là tại sao liên tục kiểm tra, liên tục phát hiện, liên tục xử phạt nhưng tình hình vẫn không giảm. Như vậy nguyên nhân ở chỗ nào, có phải là các biện pháp chế tài hiện chưa đủ sức làm cho người chăn nuôi sợ để giảm việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Theo tôi, lãnh đạo các cấp cần có sự chỉ đạo, đó là phải tăng cường chế tài và thậm chí phải hình sự hóa vấn đề này để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng thì mới đủ sức răn đe. Khi kiểm tra thì các chủ trang trại đều nói bị các thương lái ép giá và đưa người chăn nuôi sử dụng. Heo cho ăn chất cấm salbutamol thì họ sẽ thu mua với giá cao hơn” - ông Quang cho biết.