Lý do khiến hàng chục tàu chở LNG ‘vật vờ’ ngoài khơi châu Âu không thể cập cảng

(PLO)- Nhiều tàu chở nhiên liệu hóa lỏng (LNG) chưa thể cập bến châu Âu vì tình trạng quá tải tại các nhà máy chuyển hóa nhiên liệu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 18-10, hàng chục tàu chở nhiên liệu hóa lỏng (LNG) phải chờ ngoài khơi biển Tây Ban Nha vì không có suất dỡ hàng, theo hãng tin Reuters.

Theo hãng tin Anh, hiện đang có hơn 35 tàu chở LNG đang lênh đênh ngoài khơi Tây Ban Nha và khu vực biển Địa Trung Hải, trong đó có ít nhất 8 tàu đang neo đậu ở vịnh Cadiz.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do các nước châu Âu đẩy mạnh việc nhập khẩu LNG từ Mỹ và Qatar, song năng lực tái hóa khí (quá trình chuyển đổi nhiên liệu hóa lỏng thành khí tự nhiên) thông qua các nhà máy chuyển đổi của châu Âu còn hạn chế nên đã khiến những lô LNG này chưa thể cập bến châu Âu, Reuters đưa tin.

Mô hình tàu chở nhiên liệu hóa lỏng (LNG). ẢNH: REUTERS

Mô hình tàu chở nhiên liệu hóa lỏng (LNG). ẢNH: REUTERS

Theo các nguồn tin từ Tây Ban Nha, nước này có 6 suất cho tàu chở dầu cập cảng tại các cơ sở tái hóa khí, con số này là phù hợp với số trụ sở chuyển hóa LNG thành khí tự nhiên tại nước này. Tuy nhiên, hiện có hơn 35 tàu chở LNG đang chờ cập bến nước này. Trong khi đó, khu vực biển Địa Trung Hải đang có ít nhất 8 tàu neo đậu tại Vịnh Cadiz.

Theo Reuters, nếu tình trạng nghẽn cảng LNG tại Tây Ban Nha không được giải quyết sớm thì những con tàu không được dỡ hàng buộc phải tìm các bến cảng khác ngoài châu Âu để chuyển hàng xuống.

Ngày 17-10, Reuters dẫn thông tin từ công ty Enagas - nhà vận hành mạng lưới khí đốt của Tây Ban Nha cho biết nước này có thể phải từ chối cho một số tàu chở LNG cập bến, do tình trạng quá tải tại các cảng. Đơn vị này còn nói thêm rằng Tây Ban Nha sẽ duy trì tình trạng hoạt động hết công suất của các nhà máy tái hóa dầu đến hết tuần đầu của tháng 11.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây. Điều này khiến châu Âu phải “gồng mình” chống chọi với khủng hoảng năng lượng do Nga đã thắt chặt việc cung cấp khí đốt cho khối này. Theo đó, để bù đắp sự thiếu hụt nhiên liệu, các nước châu Âu đã tìm các nguồn cung mới, trong đó có LNG từ Mỹ và Qatar, theo Reuters.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm