Người phát ngôn của không quân Mỹ, Chris Hoyler đã nói với hãng tin Sputnik (Nga) vào ngày 2-2 vừa qua: "Hiện chỉ duy nhất Khoản 1608 Đạo luật Uỷ quyền Quốc phòng Năm tài khóa 2015 của Mỹ (NDAA) quy định cách sử dụng các tên lửa thiết kế hay sản xuất từ Nga. Tuy nhiên, điều luật này không hạn chế việc sử dụng chúng cho các mục đích phi quân sự”.
Hiện nay, công ty United Launch Alliance (ULA), một công ty liên doanh của Boeing và Lockheed Martin, chuyên cung cấp các thiết bị phóng vệ tinh cho chính phủ Mỹ, đã sử dụng động cơ RD-180 trong giai đoạn đầu tiên để cấp năng lượng cho bộ tên lửa vệ tinh Atlas V bay vào vũ trụ.
Các động cơ tên lửa vệ tinh RD-180 Mỹ đang sử dụng là do Nga chế tạo (Nguồn: Sputnik)
NDAA 2015 nghiêm cấm Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ký mới hoặc tái ký hợp đồng các hệ thống tên lửa vệ tinh có động cơ do Nga chế tạo. Tuy nhiên, hợp đồng sử dụng RD-180 của ULA đến năm 2019 sẽ không bị ảnh hưởng bởi đạo luật này.
Tháng 1-2015, Phó Thủ tướng Nga và Phó Trưởng phòng Uỷ ban quân sự-công nghiệp Nga, Dmitry Rogozin đã tuyên bố các động cơ RD-180 mà tập đoàn Orbital Sciences mua với giá 1 tỷ USD không được sử dụng cho các mục đích quân sự. Thay vào đó số tên lửa này chỉ nên sử dụng phục vụ trạm không gian quốc tế.
Tháng 5-2014 vừa rồi, Nga đã thông báo khả năng việc cung cấp RD-180 cho Hoa Kỳ sẽ bị gián đoạn. Tuy nhiên, phía không quân Mỹ khẳng định vào năm ngoái là sẽ nguồn cung này vẫn hoạt động bình thường