Mỹ vẫn đang nghiên cứu kể quả vụ bắn hạ vệ tinh của New Delhi hôm 27-3 vừa qua, hãng tin Reuters dẫn lời ông Shanahan cho biết.
“Quan điểm của Mỹ là: Tất cả chúng ta đều sống trong một không gian, đừng biến nó thành mớ hỗn độn. Không gian này để con người sống, là nơi chúng ta có quyền tự do hành động”, ông Shanahan nói.
Theo nhiều chuyên gia, quả đạn ASAT khi bắn mục tiêu vệ tinh gây ra những mảnh vỡ. Những mảnh vỡ này va chạm với vật thể ngoài không gian, có thể tạo phản ứng dây chuyền cho những quả đạn khác qua quỹ đạo.
Ấn Độ tuyên bố đã bắn hạ thành công vệ tinh ngày 27-4. Ảnh: WIKIPEDIA
Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ đang theo dõi hơn 250 mảnh vỡ từ vụ thử tên lửa của Ấn Độ và sẽ đưa ra thông báo khi những mảnh vỡ này rơi vào bầu khí quyển, phát ngôn viên Dave Eastburn của Lầu Năm Góc cho biết.
Trước đó vào ngày 27-3, chủ tịch NASA Jim Bridenstine khẳng định hậu quả các vụ thử vũ khí hạ vệ tinh có thể kết dài. “Nếu không gian bị phá hủy, chúng ta sẽ không khắc phục được”, Jim thông tin nhưng không đề cập đến Ấn Độ.
Trước đó, ngày 27-3, Ấn Độ tuyên bố đã thử thành công tên lửa diệt vệ tinh (ASAT) và bắn hạ mục tiêu đang hoạt động trên quỹ đạo cách mặt đất 300km, trở thành nước thứ 4 trên thế giới có khả năng diệt vệ tinh.
Bộ Ngoại giao nước này cho biết tác động của vụ thử tên lửa này lên Trái Đất rất thấp và tàn dư vụ thử nghiệm sẽ rơi trở lại Trái Đất trong vài tuần.