Theo ông, liên minh châu Âu không phải là một khối chính trị có chủ quyền nếu quân đội nước ngoài hiện diện ở những vùng lãnh thổ của các quốc gia thành viên của nó.
NATO đã từng bước mở rộng sự hiện diện của nó ở Đông Âu trong suốt năm qua và còn lên tiếng cáo buộc Moscow đã châm ngòi cho cuộc bạo động ở miền đông Ukraine.
Tuy nhiên Nga đã nhiều lần phủ quyết các cáo buộc đó và nhấn mạnh rằng sự mở rộng quân sự gần biên giới Nga sẽ làm suy yếu an ninh trong khu vực và làm căng thẳng leo thang.
Quân đội Mỹ trong đợt diễn tập của NATO hôm 21-4-2015 (Nguồn: Sputnik News)
Ông Marshall cũng tin rằng nước Áo cần phải trung lập về mặt chính trị lẫn quân sự theo như hiến pháp của nó. Đó là lý do vì sao Áo muốn rời khỏi Liên minh châu Âu. Ông cho biết thêm nhân dân Áo cũng không muốn là nạn nhân của các cuộc xung đột như chiến tranh ở Ukraine hay khủng hoảng ở châu Phi.
Phần lớn 28 nước thành viên EU đều là thành viên của NATO, trừ Cyprus, Phần Lan, Ireland, Malta, Thụy Điển và Áo. Theo điều khoản 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, nếu xảy ra một cuộc tấn công vụ trang chống lại một trong các nước thành viên NATO thì đều được xem là cuộc tấn công chống lại tất cả thành viên NATO.
Hôm 3-7, hơn 260.000 người Áo đã ký vào một bản kiến nghị yêu cầu Viên rời khỏi EU. Trước động thái đó, Quốc hội Áo sẽ phải xem xét tổ chức một cuộc trưng cầu về tư cách hội viên EU vì số người ký vào đơn kiến nghị đã vượt quá mức yêu cầu là 100.000 người.