Hãng tin Aljazeera dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Iran sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt tiếp theo để đáp trả việc Iran sự kiến vi phạm mức uranium làm giàu được cho phép.
Vào hôm 8-7, Iran cho biết nước này chỉ còn vài giờ nữa là sẽ vượt giới hạn uranium được thiết lập bởi một thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ đã rút khỏi hồi năm ngoái.
Ông Abbas Araghchi, Thứ trưởng Ngoại giao Iran, cho biết Tehran sẽ tiếp tục giảm các cam kết của mình sau mỗi 60 ngày trừ khi các bên ký kết hiệp ước bảo vệ quốc gia này khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ do Tổng thống Trump áp đặt. Ảnh: AFP.
"Việc mở rộng chương trình hạt nhân mới nhất của Iran sẽ dẫn đến nhiều lệnh cô lập và trừng phạt hơn nữa", ông Pompeo viết trên Twitter của mình.
Iran cũng đe dọa sẽ từ bỏ nhiều cam kết hơn nữa trừ khi tìm thấy giải pháp với các bên tham gia thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Thỏa thuận này buộc Iran cam kết không sở hữu bom nguyên tử, chấp nhận các giới hạn đưa ra đối với chương trình hạt nhân của mình và cho phép các cuộc kiểm tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) để đổi lấy việc dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt quốc tế.
Tuy nhiên, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút ra khỏi thỏa thuận này vào ngày 8-5-2018 và việc đưa ra các lệnh trừng phạt tiếp theo đã tước đi những lợi ích kinh tế mà Iran mong đợi và khiến quốc gia này suy thoái.
"Các quốc gia nên tiếp tục giữ cam kết lâu dài về việc không làm giàu (uranium) cho chương trình hạt nhân của Iran. Việc chính quyền của Iran được trang bị vũ khí hạt nhân sẽ gây ra mối nguy hiểm lớn hơn cho thế giới", ông Pompeo nói thêm.
Ngay cả sau khi Mỹ rút khỏi năm 2018, các chuyên gia cho biết Iran vẫn tuân thủ thỏa thuận này.
Tehran đã tìm cách gây áp lực cho các bên còn lại để cứu vãn thỏa thuận. Tuy nhiên, quốc gia này đã tuyên bố vào ngày 8-5-2019 rằng họ sẽ không còn tuân thủ các giới hạn đặt ra đối với các kho dự trữ nước nặng và lượng uranium được làm giàu của mình.
Iran cũng đe dọa sẽ từ bỏ nhiều cam kết hạt nhân hơn trừ khi các bên còn lại trong cam kết - Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga - giúp nước này tránh né các lệnh trừng phạt, đặc biệt là trong việc bán dầu.
Ông Behrouz Kamalvandi, người phát ngôn của cơ quan nguyên tử của Iran, cho biết việc chuẩn bị kỹ thuật cho mức uranium làm giàu mới sẽ được hoàn thành "trong vài giờ nữa và việc làm giàu hơn 3,67% sẽ bắt đầu".
"Và vào sáng sớm ngày mai [8-7], khi IAEA lấy mẫu, chúng tôi sẽ vượt quá 3,67%," ông nói với các phóng viên ở Tehran.
Ông Abbas Araghchi, Thứ trưởng Ngoại giao Iran, cho biết Tehran sẽ tiếp tục giảm các cam kết của mình sau mỗi 60 ngày trừ khi các bên ký kết hiệp ước bảo vệ quốc gia này khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ do Tổng thống Trump áp đặt.
Iran phủ nhận họ tìm kiếm vũ khí hạt nhân, nhưng thỏa thuận hạt nhân đã tìm cách ngăn chặn khả năng đó bằng cách hạn chế làm giàu và dự trữ uranium của Tehran còn 300 kg. Vào ngày 1-7, các điều tra viên của Iran và Liên Hiệp Quốc thừa nhận rằng Tehran đã tích lũy được nhiều uranium có mức độ làm giàu thấp hơn mức dự trữ đã được thỏa thuận.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif, trong một bài đăng trên Twitter, cho biết tất cả các động thái của Tehran "có thể được đảo ngược" nếu các nước châu Âu giữ nguyên cam kết của mình.
Ba bên ký kết trong Liên minh châu Âu "không có lý do gì mà không thể có lập trường chính trị vững chắc để bảo tồn thỏa thuận hạt nhân và chống lại chủ nghĩa đơn phương của Mỹ", ông Mohammad Javad Zarif nói thêm.