Người bị đái tháo đường có ăn được miến dong?

(PLO)- Người đái tháo đường vẫn có thể ăn miến dong ở mức vừa phải nhưng không nên coi đây là món ăn có thay thế hoàn toàn cơm và thực phẩm tinh bột khác.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tôi đọc trên mạng, thấy có thông tin người mắc đái tháo đường không nên ăn miếng dong, nhưng cũng có thông tin khác lại cho rằng bị đái tháo đường vẫn ăn miến dong được bình thường. Vậy đâu mới là thông tin đúng?

Bạn đọc Huỳnh Như (TP.HCM) hỏi:

Thạc sĩ Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng, Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng TP.HCM, trả lời:

Một trong những lầm tưởng của người Việt Nam khi nói về tiểu đường là phải kiêng tinh bột, và coi tinh bột là "kẻ thù" của đái tháo đường. Trong khi, người đái tháo đường vẫn có thể ăn tinh bột nhưng phải giảm lượng tinh bột khoảng 10%, và ăn đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Trung bình một người bình thường cần từ 60 - 65% năng lượng đến từ tinh bột, thì người đái tháo đường sẽ cần từ 50 - 60%.

đái tháo đường
Người đái tháo đường vẫn có thể ăn miến dong nhưng chú ý liều lượng nạp vào cơ thể. Ảnh: HẠ QUYÊN

Miến dong có cấu tạo tương tự như cơm. Như vậy, người đái tháo đường vẫn có thể ăn miến. Quan trọng nhất là giảm lượng tiêu thụ và nên ăn xen kẽ các loại thực phẩm khác.

Đối với người bị tiểu đường, các nguyên tắc chính để kiểm soát tốt đường huyết là ăn đúng bữa, uống thuốc đúng giờ. Đồng thời duy trì lượng carbohydrate ít thay đổi và các loại carbonhydrate làm tăng đường huyết chậm, giàu tinh bột trong mỗi bữa ăn.

Những món cần tránh ăn và hạn chế đối đa khi bị đái tháo đường là các loại đường chế biến, đường tinh luyện, nước ép, bánh ngọt.

Có một thông tin thêm, tôi muốn chia sẻ với các bạn, miến dong là món ăn tốt, là sản phẩm phù hợp với bệnh nhân suy thận.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm