Người Hồi giáo ở Sri Lanka nơm nớp lo sau các vụ đánh bom

Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã tuyên bố nhận trách nhiệm vụ đánh bom tàn sát hơn 350 người tại các nhà thờ Công giáo và khách sạn trong dịp Lễ Phục sinh.

Tờ The Straits Times đã dẫn câu chuyện của ông Mohamed Hasan, một tín đồ Hồi giáo. Ông gần như không rời khỏi nhà ở thủ đô Colombo kể từ khi hàng loạt các vụ nổ đẫm máu gây chấn động Sri Lanka vào ngày 21-4, vì sợ rằng ông có thể bị tấn công vì là người Hồi giáo.

Ông có công việc tại một nhà in, nhưng gia đình của người đàn ông 41 tuổi này muốn ông ở nhà. "Họ lo lắng rằng nếu tôi ra ngoài, liệu tôi có thể sống để trở về được không", ông nói với hãng tin AFP bên ngoài nhà thờ Hồi giáo Jumma ở Dematagoda, nơi ông đã mạo hiểm đến để cầu nguyện.

Một tín đồ Hồi giáo khác, bà Zareena Begum, 60 tuổi, cho biết bà hầu như không ngủ kể từ cuối tuần qua. "Tôi biết mọi người đang giận dữ với người Hồi giáo," bà nói trong nước mắt bên ngoài nhà thờ Hồi giáo. "Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được sự thù hận như vậy ở trong trái tim của những kẻ đã tấn công. Hận thù không được gieo thêm hận thù".

Khoác lên người một chiếc váy đen và khăn trùm đầu màu trắng, bà nói thêm: "Chúng tôi chỉ ở lì trong nhà và rất sợ về việc đi ra ngoài".

Căng thẳng dai dẳng

Với dân số 21 triệu người, Sri Lanka là một nước đa sắc tộc và đa tôn giáo, cộng đồng người Sinhala theo Phật giáo chiếm đa số. Người Hồi giáo chiếm 10% dân số và là nhóm thiểu số lớn thứ hai sau người theo Ấn Độ giáo. Chỉ khoảng 7 % người Sri Lanka là theo Công giáo.

Căng thẳng sắc tộc và tôn giáo là vấn đề nan giải ở đất nước này, nơi phải chịu đựng cuộc nổi dậy kéo dài hàng thập niên của người Tamil và gần đây đã chứng kiến sự bùng phát của bạo lực giáo phái.

Người Hồi giáo đã chấm dứt bạo lực nhỏ lẻ và các cuộc tấn công do thù hận kể từ khi cuộc nội chiến kết thúc vào năm 2009.

Trước các vụ tấn công, giới lãnh đạo Sri Lanka bao gồm Thủ tướng Ranil Wickremeinghe đã kêu gọi sự bình tĩnh và đoàn kết.

"Đại đa số người Hồi giáo lên án điều này và họ cũng tức giận như người Tamil và Sinhala về những gì đã xảy ra", ông Wickremeinghe nói hôm 23-4.

Nhưng tại nhà thờ Hồi giáo Jumma, một bầu không khí lo lắng bao trùm, một số tín đồ cho biết họ hy vọng cảnh sát sẽ "bảo vệ mọi người dân trong những thời điểm nhạy cảm như vậy".

Ông Hilmy Ahamed, Phó chủ tịch Hội đồng Hồi giáo của Sri Lanka, cho biết cộng đồng Hồi giáo đã sẵn sàng ứng phó trước những khả năng bị trả thù và ông yêu cầu chính phủ đảm bảo an ninh.

Một số người Hồi giáo Ấn Độ giơ biểu ngữ bên ngoài Nhà thờ Thánh Tâm, tưởng nhớ các nạn nhân của vụ khủng bố ở Sri Lanka, tại New Delhi vào ngày 23-4-2019. Ảnh: AFP

“Không phải kẻ thù”

Trên thực tế, ông Ahamed và các lãnh đạo Hồi giáo khác cho biết họ đã cảnh báo chính quyền Sri Lanka từ nhiều năm trước về Zahran Hashim, thủ lĩnh một nhóm Hồi giáo cực đoan.

"Người này là một kẻ cô độc và ông ta đã cực đoan hóa những người Hồi giáo trẻ tuổi dưới chiêu bài truyền dạy Kinh Qur'an", ông Ahamed nói.

Đứng trước nhà thờ, ông R.F. Ameer cho biết cộng đồng Hồi giáo chỉ muốn an toàn, chứ không muốn thứ gì khác.

"Chúng tôi đang sống trong nỗi sợ hãi thường trực bởi vì nếu ai đó thấy chúng tôi đội mũ sọ, họ có thể sẽ coi chúng tôi là kẻ thù của họ," ông nói và nhíu mày lại vì lo lắng.

"Nhưng chúng tôi muốn nói với mọi người rằng chúng tôi không phải là kẻ thù. Đây là quê hương của chúng tôi, nơi được gọi là hòn ngọc của châu Á. Chúng tôi muốn quê hương của mình tươi đẹp như vậy".

Áp lực gia tăng với chính phủ Sri Lanka
(PLO)- Các chuyên gia cho rằng những thất bại trong công tác tình báo đặt ra nhiều áp lực lớn cho chính phủ Sri Lanka dù trước đó đã có nhiều thông tin về các vụ đánh bom mà IS tuyên bố nhận trách nhiệm, theo tờ The Guardian.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới