Dự kiến, Nhật hoàng Akihito sẽ thoái vị vào ngày 30-4-2019, sau khi Hội đồng Nội chính Hoàng gia đưa ra quyết định trong cuộc họp hôm 1-12, với sự có mặt của Hội đồng Hoàng gia, chính trị gia, quan chức tư pháp và thành viên gia đình Hoàng gia.
Kế đó, con trai trưởng của Nhật hoàng là thái tử Naruhito, 57 tuổi sẽ tiến hành lễ đăng cơ để ngồi vào Ngai Hoa Cúc ngay trong ngày 1-5-2019.
Nhật hoàng Akihito ra một thông báo tại ngai hoa cúc vào tháng 11 năm nay. Ảnh: EPA
Nhật hoàng từng bày tỏ mong muốn này của ngài từ năm 2016, khi cảm thấy mình quá già và không còn đủ sức khỏe. Tuy nhiên, phải đến 8-12 này nội các mới chính thức thông qua quyết định này, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết.
Ý muốn của Nhật hoàng đã đặt ra thách thức lớn với chính phủ Nhật Bản vì nước này không có luật cho phép nhà vua từ bỏ ngôi vị khi vẫn còn sống. Sự kiện này cũng gây nên tranh cãi về việc có nên cho phép phụ nữ thừa kế ngôi vị vốn chỉ dành cho nam giới hay không.
Hội đồng Nội chính Hoàng gia họp để quyết định thời điểm Nhật hoàng Akihito thoái vị. Ảnh: Associated Press
Hồi tháng 6, quốc hội Nhật Bản đã thông qua đạo luật áp dụng một lần duy nhất cho phép Nhật hoàng Akihito thoái vị, song chưa định ngày để tiến hành việc này. Việc Nhà vua Akihito thoái vị sẽ khép lại thời kỳ Heisei trong lịch sử Nhật Bản. Hoàng gia Nhật Bản hiện tại được xem là thiết chế quân chủ duy trì liên tục lâu nhất thế giới.
Được biết, Nhật hoàng Akihito lên ngôi vào tháng 1 năm 1989 sau khi cha ông là hoàng đế Hirohito qua đời, lúc đó ông 56 tuổi. Trong 29 năm nắm giữ ngai vàng, Nhật hoàng Akihito và hoàng hậu michiko luôn là người mẫu mực, rất được long dân.
Ngoài ra Trong hiến pháp của đất nước "Mặt trời mọc", Nhật hoàng được coi là biểu tượng về sự "đoàn kết của mọi người" và không có quyền lực chính trị. Lịch sử nền quân chủ Nhật Bản từng chứng kiến một số vị vua chủ động nhường ngôi nhưng lần gần nhất là khi Hoàng đế Kokaku thoái vị vào năm 1817.