Nhật thải 850 tấn nước nhiễm xạ qua xử lí ra đại dương

Đây là một phần trong "kế hoạch thoát nước ngầm" của TEPCO mà đã được phê duyệt vào cuối tháng 7-2015, sau một năm dài "chiến đấu" với các ngư dân địa phương, những người phản đối việc thải nước ra môi trường vì sợ rằng nó sẽ làm ô nhiễm đại dương và gây ô nhiễm môi trường biển. 
Tờ Japan Times cho biết, chính quyền Nhật Bản đã bật đèn xanh cho việc thải nguồn nước này sau khi xác nhận rằng số chất phóng xạ được thải ra nằm trong giới hạn cho phép.

TEPCO thải ra môi trường một becơren (đơn vị đo phóng xạ) chất phóng xạ cesium trong mỗi lít nước ngầm được xử lý, ba becơren các chất phát ra tia beta và lên đến 1.500 becơren chất tritium, loại chất không thể được khử bỏ bằng công nghệ hiện có. 

 Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima (ảnh: Reuters)

Theo kế hoạch, TEPCO phải bơm nhiều tấn nước từ 41 giếng nước ngầm quanh các tòa nhà chính của nhà máy điện và xử lý trước khi thải ra. TEPCO có kế hoạch bơm 100 đến 200 tấn nước ngầm hàng ngày và sau đó tăng lên mức 500 tấn nếu không nó sẽ gây ra các vấn đề đối với những thiết bị xử lý.
Bằng việc bơm nguồn nước đã qua xử lý, TEPCO và chính phủ dự kiến sẽ giảm một nửa 300 tấn nước nhiễm xạ mà được tạo ra tại nhà máy hàng ngày cũng như làm giảm lượng nước ngầm chảy vào các tòa nhà lò phản ứng. 
TEPCO, từng bị chỉ trích rất nhiều về việc xử lý rò rỉ phóng xạ do sóng thần gây ra tại lò phản ứng Fukushima số 1, đang cố gắng xây dựng một hàng rào đá ngầm khổng lồ - "bức tường băng" - xung quanh nhà máy Fukushima trong một nổ lực nhằm ngăn chặn nước ngầm tiếp xúc với tầng hầm các tòa nhà lò phản ứng. 
Ngoài ra, lũ lụt từ cơn bão Etau mới đây cũng gây rò rỉ nước nhiễm xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào đại dương. Các chuyên gia Nhật Bản vì thế đang nổ lực để giải quyết vấn đề chất phóng xạ tại nhà máy này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm