Nhật thay đổi quy tắc viện trợ, giúp các nước đang phát triển tăng cường phòng thủ

(PLO)- Nhật công bố kế hoạch hỗ trợ tài chính giúp cho các quốc gia đang phát triển tăng cường khả năng phòng thủ, đánh dấu bước đi đầu tiên của Tokyo trong việc phá bỏ quy tắc cấm sử dụng viện trợ quốc tế cho mục đích quân sự.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 5-4, Nhật cho biết họ có kế hoạch cung cấp hỗ trợ tài chính nhằm tăng cường phòng thủ cho các quốc gia đang phát triển. Đây là bước đi đầu tiên của Tokyo trong việc phá bỏ quy tắc cấm sử dụng viện trợ quốc tế cho mục đích quân sự, theo hãng tin Reuters.

Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ, Chánh văn phòng Nội các Nhật - ông Hirokazu Matsuno cho biết chương trình Hỗ trợ An ninh Hải ngoại (OSA) của Nhật sẽ được vận hành tách biệt với chương trình Hỗ trợ Phát triển Hải ngoại (ODA), vốn đã tài trợ cho các dự án đường sá, đập và cơ sở hạ tầng dân sự trong nhiều thập niên qua.

Bộ Ngoại giao Nhật ngày 5-4 cho biết: "OSA hướng tới tăng cường hợp tác an ninh với các nước bằng cách tăng cường khả năng an ninh và phòng thủ của họ. Chúng tôi muốn tạo ra một môi trường an ninh đáng mơ ước cho nước Nhật”.

Japan's naval ship ‘Mogami’, featuring stealth capability, is seen next to Japan’s national flag at the Japan Maritime Self-Defense Force (JMSDF) naval base in Yokosuka

Tàu hải quân 'Mogami' có khả năng tàng hình của Nhật tại căn cứ hải quân của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) ở Yokosuka, tỉnh Kanagawa tháng 9-2022. Ảnh: REUTERS

Theo tuyên bố, các nước nhận viện trợ không được sử dụng nó để mua vũ khí sát thương dùng trong xung đột với các nước khác. Đồng thời khoản viện trợ phải được sử dụng theo 3 nguyên tắc chi phối việc xuất khẩu vũ khí.

Bộ Ngoại giao Nhật cho biết các dự án viện trợ cụ thể dự kiến bao gồm vệ tinh thông tin và hệ thống vô tuyến để giám sát hàng hải. Công tác chuẩn bị cho gói viện trợ đầu tiên đang được tiến hành và sẽ hoàn tất trong năm tài chính này.

Theo thông tin từ Bộ, về nguyên tắc, chỉ có các nước đang phát triển mới đủ điều kiện nhận viện trợ vì đây là gói viện trợ không hoàn lại.

Reuters dẫn một nguồn thạo tin từ chính phủ cho biết có thể Philippines và Bangladesh sẽ nằm trong danh sách nhận viện trợ đầu tiên.

Tờ Yomiuri đưa tin ngày 3-4 cho biết Nhật đang xem xét cung cấp radar cho Philippines để giúp nước này giám sát hoạt động của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông trong bối cảnh hai bên đang tranh chấp hàng hải. Bên cạnh đó, Nhật cũng cân nhắc viện trợ cho Fiji và Malaysia.

Quyết định mở rộng phạm vi viện trợ quốc tế cho mục đích quân sự được đưa ra sau khi chính phủ Nhật hồi tháng 12-2022 đã thông báo về việc xây dựng quân đội nhằm tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng trong vòng 5 năm, nhằm đối phó sức mạnh quân sự ngày càng tăng của TQ ở châu Á.

Ngoài ra, theo đài truyền hình TBS, chính phủ Nhật đang tìm cách bắt đầu các cuộc thảo luận cấp chuyên viên vào cuối tháng 4 này về việc nới lỏng các hạn chế xuất khẩu vũ khí.

Tháng 3-2023, Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đã công bố khoản đầu tư 75 tỉ USD vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm củng cố quan hệ với các quốc gia ở Nam và Đông Nam Á, nhằm đối phó sức mạnh quân sự của TQ tại khu vực này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm