Nhóm muốn khôi phục đế chế Đức len lỏi vào biểu tình COVID-19

Ngày 29-10, Thủ hiến bang Thuringia (Đức) - ông Bodo Ramelow cho rằng các cuộc biểu tình phải đối chính sách phòng chống đại dịch COVID-19 ở địa phương này đang dần giống "chủ nghĩa khủng bố" và có nhiều thành phần muốn khôi phục đế chế Đức, đài RT đưa tin.

Để ngăn chặn đà lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, chính quyền bang Thuringia và nhiều bang khác ở Đức đã yêu cầu thắt chặt các biện pháp kiểm soát phòng dịch. Nhiều nhóm phản đối chính sách này đã xuống đường tuần hành.

Nói với báo Der Tagesspiegel (Đức), ông Ramelow gọi phong trào biểu tình này là "một mối đe dọa đối với an ninh nội bộ" ở bang Thuringia.

Ông Ramelow nhấn mạnh rằng ngoài những người phản đối lệnh phong tỏa, phủ nhận sự tồn tại của đại dịch COVID-19 và phản đối tiêm chủng, đám đông biểu tình còn có nhiều thành viên của phong trào cực hữu Reichsburger - một nhóm mong muốn khôi phục nền quân chủ như thời đế quốc Đức. 

Thủ hiến bang Thuringia, ông Bodo Ramelow. Ảnh: ZDF (Đức)

"Tôi nhận thấy tâm lý gần giống như pogrom (tức các phong trào bạo loạn khủng bố - PV) trong tất cả những mạng lưới (người biểu tình - PV) và những câu chuyện hoang đường đầy âm mưu này" - Thủ hiến Ramelow nói.

Ông Ramelow nhận định rằng việc những người nhóm người này liên kết với nhau là một tập hợp "rất nguy hiểm".

Ông Ramelow còn lo ngại các cuộc biểu tình đang có xu hướng giống như "chủ nghĩa khủng bố" khi các pogrom đang dần hình thành trong các nhóm cánh hữu và các nhóm phản đối tiêm chủng. 

Theo ông Ramelow, nhiều người biểu tình ở Thuringia đã giơ cao hình của Thủ tướng Angela Merkel và bác sĩ Christian Drosten - chuyên gia virus học hàng đầu của Đức - để phản đối những khuyến cáo phòng dịch của chính phủ Đức và chính quyền Thuringia.

Thủ hiến Ramelow cũng bác bỏ chỉ trích của những người phản đối tiêm chủng. Ông Ramelow khẳng định rằng sẽ không có chuyện công dân Đức buộc phải tiêm ngừa COVID-19 trái với mong muốn của từng người.

Theo RT, tương tự quan điểm của ông Ramelow, nhiều chính trị gia Đức cũng coi các phong trào biểu tình chống là nguy cơ an ninh nội bộ, đặc biệt là sau vụ đụng độ lớn hồi tháng 8 ở Reichstag - tòa nhà quốc hội dưới thời đế chế Đức.

Lúc đó, nhiều người biểu tình đã giăng cơ của đế chế Đức, cho thấy những người này theo phong trào Reichsburger.

Đức đang đối mặt với làn sóng tái bùng phát COVID-19. Trong ngày 30-10, nước này phát hiện thêm hơn 19.000 ca nhiễm COVID-19 mới, lớn hơn nhiều so với mức đỉnh điểm gần 7.000 ca nhiễm mới (cuối tháng 3, đầu tháng 4) trong làn sóng lây nhiễm thứ nhất.

Tính đến 10 giờ 30 phút sáng 31-10 (theo giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Đức là 517.720, bao gồm 10.523 trường hợp đã tử vong, theo chuyên trang thống kê Worldometers.

Trong làn sóng lây nhiễm thứ hai, số ca nhiễm mới ở Đức tăng nhanh trở lại từ tháng 10 nhưng may mắn là số ca tử vong không tăng mạnh như khoảng nửa năm trước đó.

Từ tháng trước, Thủ tướng Merkel đã cam kết sẽ không đóng cửa toàn bộ đất nước để tránh gây ra thiệt hại nặng nề hơn nữa đối với nền kinh tế Đức. Các biện pháp phong tỏa hoặc tạm ngừng một số dịch vụ chỉ diễn ra trong các khu vực, lĩnh vực riêng lẻ. 

Người biểu tình vây nhà bà Pelosi, đòi mở cửa tiệm làm tóc
(PLO)- Những người biểu tình hôm 3-9 đã kéo tới nhà của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, buộc máy sấy và máy uốn tóc quanh một cái cây trước nhà để đòi mở cửa lại các tiệm làm tóc. Vụ việc xảy ra sau khi bà Pelosi bị bắt quả tang đi làm tóc, dù hình thức kinh doanh này vẫn còn bị cấm hoạt động ở bang California do dịch COVID-19.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới