Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây!
Niềng răng bao lâu siết một lần?
Quá trình niềng răng đòi hỏi phải trải qua các giai đoạn siết răng để dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn. Vậy niềng răng bao lâu siết một lần?
Theo các chuyên gia, răng dịch chuyển nhờ tác động của lực khi siết dây cung, dây chun và lực đẩy từ khay nhựa trong suốt. Mỗi giai đoạn điều trị sẽ cần lực kéo khác nhau để đảm bảo răng dịch chuyển đúng hướng.
Thời gian siết răng cách nhau khoảng bao lâu?
Chính vì thế, niềng răng bao lâu siết 1 lần sẽ phụ thuộc vào từng phương pháp chỉnh nha. Hiện nay, có 3 phương pháp chỉnh nha phổ biến đó chính là: niềng răng mắc cài buộc chun, niềng răng mắc cài tự buộc và niềng răng trong suốt Invisalign.
Đối với những bệnh nhân niềng răng bằng mắc cài kim loại hay mắc cài sứ buộc chun thì sẽ cần phải tới nha khoa định kỳ để bác sĩ siết dây cung. Thời gian siết răng sẽ cách nhau khoảng 3 - 4 tuần/ lần. Dựa trên những tiến triển của bệnh nhân, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết, thay dây cung và dây chun.
Trường hợp bệnh nhân lựa chọn niềng răng mắc cài tự buộc thì thời gian siết răng định kỳ sẽ dãn ra khoảng 1 - 2 tháng. Bởi các mắc cài được thiết kế dạng nắp đóng, không cần chun cố định nên dây cung có thể trượt tự do trong rãnh mắc cài. Nhờ đó tạo nên một lực ổn định dịch chuyển răng và giúp giảm thời gian tái khám.
Đặc biệt, những người lựa chọn phương pháp niềng răng Invisalign sẽ không cần đến nha khoa để thực hiện siết răng. Thay vào đó, cứ mỗi 2 tuần, bệnh nhân sẽ phải thay một bộ khay niềng mới. Mỗi khay niềng có chức năng tương tự gần như việc siết dây cung nhờ khả năng dịch chuyển 0,25mm và xoay 2 độ. Như vậy, răng của bạn sẽ dịch chuyển đến khi kết thúc bộ khay niềng.
Niềng răng có bị hóp má không?
Niềng răng có bị hóp má không? Đây chắc chắn là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người khi niềng răng, đặc biệt là ở những trường hợp chỉnh nha có nhổ răng.
Niềng răng có bị hóp má không?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hóp má khi niềng răng đó là do việc phải ăn thức ăn mềm và ăn ít hơn bình thường dẫn đến cơ mặt hoạt động ít hơn. Ngoài ra, việc ăn uống khó khăn cũng khiến cho bệnh nhân bị sụt cân, lượng mỡ tích trữ cho vùng mặt cũng giảm theo khiến cho má bị hóp lại.
Cách giảm tình trạng hóp má khi niềng răng
Dưới đây là một số mẹo giúp làm giảm tình trạng hóp má khi niềng răng bạn có thể tham khảo:
· Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại thịt, cá, rau xanh, hoa quả… để đảm bảo cơ thể có đủ sức đề kháng và giúp duy trì cân nặng.
· Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, ăn đủ bữa, ngủ đủ 8 tiếng/ ngày. Tránh thức khuya, làm việc với cường độ cao hay quá lo lắng sẽ khiến cho bạn cảm thấy bị stress, mệt mỏi.
· Tập luyện cơ mặt, massage nhẹ nhàng vùng hàm và má để giúp cải thiện tình trạng hóp má cũng như mỏi hàm.
· Tái khám lại đúng lịch hẹn của bác sĩ, không bỏ qua lịch hẹn nào để răng được chỉnh đúng với dữ liệu ban đầu.
Trên đây là những thông tin chi tiết về các vấn đề siết răng, hóp má khi niềng răng. Nếu bạn có thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay Hotline: 096.192.0606 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Lạc Việt Intech để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.