Theo cuốn “Địa chí Đồng Nai” (NXB Tổng Hợp Đồng Nai, 2001), vào ngày 14-1-1904, việc khánh thành cầu Ghềnh đã giúp đoạn đường xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa bắt đầu thông xe, chính thức đi vào hoạt động.
Cầu Ghềnh do người Pháp xây dựng từ những năm 1901, bắc qua sông Đồng Nai. Ảnh tư liệu
Cầu Ghềnh (người dân còn gọi là cầu Gành) do kỹ sư người Pháp tên Eiffel thiết kế, ông cũng chính là tác giả của tháp Eiffel ở thủ đô Paris (Pháp), nổi tiếng khắp thế giới.
Hệ thống cầu Ghềnh được nâng đỡ bởi ba trụ xây bằng đá rất lớn băng qua một khoảng sông rộng, ba trụ móng này nâng một khối lượng sắt khá lớn. Những nhịp cầu được làm hình vòng cung, gồm có bốn vòng nên người dân quen gọi là cầu bốn nhịp.
Hình dáng của cầu Ghềnh tương đối giống với cầu Trường Tiền (Huế). Điểm đặc biệt nhất của cây cầu này là dù đến nay trải qua hơn 100 năm nhưng cầu Ghềnh vẫn đang là tuyến giao thông đường sắt xuyên Việt.
Như vậy, "cụ" cầu Ghềnh hơn 100 tuổi từ lâu đã là biểu tượng của Biên Hòa, đã thuộc về ký ức thân thương của mỗi người dân Biên Hòa.
Cầu Ghềnh có tổng chiều dài 223,30 m, bao gồm bốn nhịp. Cầu có kết cấu bằng sắt lúc trước trải nhựa sau được lót ván gỗ, có hai lối song hành ở hai bên còn hệ thống đường sắt dành cho xe lửa ở chính giữa. Ảnh: Trường Trí
Cầu Ghềnh là nhịp nối giữa hai bờ Cù Lao Phố (xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa) và phường Bửu Hoà (TP Biên Hòa) xích gần lại với nhau. Ảnh: Trường Trí
Không những thế, cây cầu Ghềnh còn là điểm nhấn độc đáo, tạo một cảnh quan đẹp trên dòng sông Đồng Nai. Ảnh: Trường Trí
Sự kiện cầu Ghềnh bị sập trưa ngày 20-3 gây bàng hoàng và tiếc nuối trong lòng mỗi người dân Biên Hòa. Ảnh: Trường Trí
Phải mất ít nhất 3-5 tháng mới khắc phục xong sự cố sập cầu Ghềnh nhưng hình ảnh và kiến trúc cây cầu xuyên suốt 100 năm qua khó mà phục dựng lại được như nguyên trạng ban đầu. Ảnh: Trường Trí