"Họ đồng ý về tầm quan trọng của tất cả các bên làm việc để đưa Hy Lạp trở lại con đường cải cách và cải thiện tình hình tài chính dẫn đến sự tăng trưởng và giữ nợ ở mức bình thường trong khu vực đồng Euro", Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố hôm 01-07.
"Các nhà lãnh đạo khẳng định họ đang triển khai lực lượng các nhà tài chính bám sát tình hình kinh tế ở Hy Lạp cũng như các thị trường tài chính lớn hơn", Nhà Trắng nói thêm.
Tình hình tài chính của Hy Lạp xấu đi rõ rệt sau sự sụp đổ của Wall Street hồi năm 2008. Từ năm 2010 trở đi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Liên minh châu Âu (EC) đã phân bổ các quỹ cứu trợ tài chính cho Hy Lạp lên tới gần 265 tỉ USD theo tỷ giá hiện hành.
Tổng thống Mỹ Barack Obama thảo luận với Thủ tướng Ý (hình) về vấn đề khủng hoảng của Hy Lạp (Ảnh: AP)
Hôm thứ ba (30-06), Hy Lạp đã đáo hạn khoảng nợ 1,5 tỷ € (1,7 tỷ USD) đối với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Các nhà cho vay đã từ chối gia hạn hôm 30-06 sau khi Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras từ chối các điều khoản cứu trợ tài chính được đề nghị bởi các bộ trưởng tài chính khu vực đồng Euro.
Được biết, Hy Lạp sẽ tổ chức cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 05-07 tới để xem Athens có nên chấp nhận gói cứu trợ tài chính của bên cho vay hay không, trong đó bao gồm các biện pháp như cắt giảm lương hưu và tăng thuế.
Hy Lạp cũng phải thực hiện nghĩa vụ chi trả 3,5 tỉ € cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong tháng này.
Nếu Hy Lạp và các chủ nợ không đạt bất cứ thỏa thuận nào trong vài tuần tới, có thể nước này sẽ buộc phải rời khỏi khu vực đồng euro.