Phân khúc nhà ở xã hội sẽ là điểm sáng phục hồi của thị trường

(PLO)- Phân khúc nhà ở xã hội, bất động sản du lịch và bất động sản khu công nghiệp sẽ phục hồi sớm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 15-3 tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức sự kiện thường niên Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ IV.

Phân khúc nhà ở xã hội được dự báo sẽ là điểm sáng phục hồi của thị trường bất động sản
Xây nhà ở xã hội để cho thuê thay vì bán đứt cũng là phương án được đề xuất để vực dậy thị trường bất động sản - Ảnh: Ngọc Diệp

Thị trường bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất

Tại diễn đàn, các khách mời cùng nhau phân tích, đánh giá, thảo luận về những chủ đề đang nhận được nhiều sự quan tâm và đóng vai trò then chốt, gần như mang tính quyết định đối với sự phục hồi của thị trường bất động sản trong giai đoạn tới.

Nhận xét về thực trạng thị trường hiện nay, tiến sỹ Nguyễn Minh Phong – chuyên gia kinh tế cho rằng năm 2024, giới bất động sản dường như đã vượt qua giai đoạn "ngập lụt" trong khó khăn, có thể nói khó khăn đã ở lại phía sau. Tuy nhiên, sự phục hồi không đồng đều.

Theo ông Phong, phân khúc nhà ở xã hội, bất động sản du lịch và bất động sản khu công nghiệp sẽ phục hồi sớm. Thực tế, bất động sản khu công nghiệp đã là điểm sáng từ cuối năm ngoái. Cơ bản quý II, II, IV - 2024 bắt đầu sáng dần lên. Các địa phương, đặc biệt địa phương nào gắn với bất động sản công nghiệp thì sẽ sáng hơn.

Những điểm sáng trên dựa vào các chỉ đạo của Chính phủ, Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội. Được biết chúng ta đã có hơn 400 dự án, trong đó 71 dự án hoàn thành, cung cấp 38.000 căn, 127 dự án đã khởi công, nhiều dự án đã được chấp thuận chủ đầu tư.

"Năm 2024 dự kiến 108 dự án sẽ hoàn thành, cung cấp 148.000 căn nhà ở xã hội. Có thể nói đây là điểm nhấn quan trọng về lượng cung. Sự hưởng ứng của các doanh nghiệp là rất tuyệt vời. Điều kiện tiếp cận nhà ở xã hội cũng đang rộng mở hơn. Không cần thường trú, có nhà ở quê nhưng sinh sống ở thành phố vẫn được mua" - ông Phong nói.

Tuy nhiên, tiến sỹ Phong cũng chỉ ra những thách thức mà phân khúc nhà ở xã hội đang đối mặt. Thứ nhất, trong bối cảnh chi phí vật liệu, nhân công tăng lên thì giá nhà sẽ tăng. Thứ hai, thu nhập người lao động chưa được cải thiện nhiều. Thứ ba, ngân sách nhà nước hỗ trợ các dự án phát triển nhà ở xã hội như thế nào để hài hòa giữa các bên. Cuối cùng cơ chế phân phối nhà ở xã hội như thế nào để tránh tình trạng "đi ô tô mua nhà ở xã hội”.

Có thể tính đến xây nhà ở xã hội cho thuê

Từ góc độ các hiệp hội bất động sản, ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhấn mạnh quan điểm của Đảng và Nhà nước là làm sao người dân đều có nhà ở. Tuy nhiên, tâm lý của đại bộ phận người Việt Nam đều muốn sở hữu nhà riêng. Do đó ông Hà cho rằng nên phát triển nhà ở theo hướng cho thuê, đặc biệt là nhà ở xã hội.

Viện dẫn kinh nghiệm quốc tế, ông Hà nhấn mạnh ở nhiều nước phát triển, trong đó nổi bật là nước Đức, nhà ở cho thuê là loại hình chính của đất nước này.

Việc phát triển nhà ở xã hội nên theo hướng nhiều nhà cho thuê, tăng tỉ trọng lên 30 – 40% tổng cung ra thị trường sẽ giải quyết được vấn đề nhà ở. Nhà nước nên khuyến khích doanh nghiệp, người dân đầu tư nhà ở cho thuê.

"Các nước tăng tỉ trọng nhà ở cho thuê bằng cách thông qua các Quỹ tín thác bất động sản -REIT. Khi đầu tư vào kênh này, tài sản của người dân vẫn còn, lợi nhuận có thể thấp hơn một chút nhưng an toàn, bền vững" - ông Hà phân tích.

Từ góc nhìn của doanh nghiệp, ông Đoàn Văn Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhấn mạnh trong bối cảnh thị trường hiện nay, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, căn hộ giá khoảng 25 triệu/m2 gần như đã “tuyệt chủng”.

Chính vì vậy, ông Bình kiến nghị Nhà nước nên tính đến hướng đến cho phép dự án nhà có mức giá 35 triệu đồng/m2 (khoảng 3,5 tỉ đồng) được tiếp cận gói 120.000 tỉ đồng. Như vậy sẽ tạo ra lực cầu quan trọng, giúp cho phân khúc rất quan trọng với đại bộ phận người dân được phục hồi.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm