Bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Luật sư Lại Thị Lệ Thanh trả lời: Loại hình BHXH bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Đối với tranh chấp về BHXH giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động, TAND có thẩm quyền giải quyết mà không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở. Ông có thể nộp đơn đến TAND quận nơi công ty đóng trụ sở để được xem xét, giải quyết. (K 1 Đ 141, k 2d Đ 166 BLLĐ; Đ 33, 35 BLTTDS)

2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Do có mâu thuẫn với người lãnh đạo trực tiếp nên tôi đã bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Công ty chỉ báo trước 45 ngày và cho rằng đã làm đúng quy định của luật lao động. Có phải vậy không?

(Trần Văn Bình, 09364770..)

Luật sư Trần Đức Thông trả lời: Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau: Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; người lao động bị sa thải; người lao động làm theo hợp đồng không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền...; do thiên tai, hỏa hoạn, hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc... Nếu không có các lý do trên thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của công ty là sai quy định. (Đ 38 BLLĐ)

3. Lương cho người học nghề?

Tôi được nhận vào làm thợ may cho công ty. Để nâng cao tay nghề, công ty cho tôi đi học nghề sáu tháng và trả lương cho tôi là 65% so với mức lương của công ty. Công ty làm vậy có đúng không?

(Hoàng Lý Hoa, quận 8, TP.HCM)

Luật sư Nguyễn Hữu Danh trả lời: Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động và đào tạo lại trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác trong doanh nghiệp. Người học nghề, tập nghề nếu trực tiếp làm ra sản phẩm thì được trả lương. Mức lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn 70% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của người lao động cùng làm công việc đó. Như vậy, mức lương mà công ty trả cho bà thấp hơn quy định. (K 1 Đ 23 BLLĐ; Đ 17 Nghị định 114 ngày 31-12-2002)

ĐẶNG LIÊN ghi

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm