Quản lý thực phẩm: Cần thống nhất 1 đầu mối

(PLO)- Sau loạt phóng sự điều tra “Vú heo Trung Quốc thành nầm bò quán nhậu”, nhiều cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồ ng đã vào cuộc, tổng kiểm tra, kiểm soát để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên điều này cũng bộc lộ sự chồng chéo, lỏng lẻo trong công tác quản lý an toàn thực phẩm.

Hiện Luật An toàn thực phẩm (ATTP) quy định ba bộ chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý ATTP gồm Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương. Ở địa phương thì UBND các cấp chịu trách nhiệm quản lý ATTP trên địa bàn đối với cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, chợ truyền thống, chợ đầu mối, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố…

Thực tế cho thấy mô hình quản lý ATTP như trên chưa thực sự hiệu quả vì bộ, ngành chỉ chịu trách nhiệm quản lý ATTP theo sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm được phân công. Điều này dẫn đến tình trạng không một bộ, ngành nào chịu hoàn toàn trách nhiệm khi xảy ra sự cố liên quan đến ATTP.

Đơn cửnhư vụ vú heo, Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm quản lý trong quá trình chăn nuôi, giết mổ...

Thế nhưng vú heo đem ra thị trường thì chịu quản lý của Bộ Công Thương. Bộ này còn chịu trách nhiệm phòng, chống gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh.

Đến khi vú heo mang vô nhà hàng chế biến cho thực khách, công đoạn này lại do Bộ Y tếquản.

Do cả ba bộ cùng “nắm” nên không bộ nào có trách nhiệm chính.

Vì vậy mới có chuyện vú heo nhập lậu biến thành đặc sản nầm bò, vú dê là điều không tránh khỏi. Chỉ tội thực khách, sử dụng thực phẩm không biết tẩm ướp hóa chất gì, đã hết hạn sử dụng bao nhiêu năm và đây là mầm mống của nhiều loại bệnh tật.

Vì vậy đã đến lúc cần thống nhất một đầu mối quản lý ATTPđiều nàyđãđược cácchuyêngia chỉra.

Mới đây, tại TP.HCM, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Y tế tổ chức hội thảo triển khai Chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế), cho rằng hệ thống pháp luật liên quan đến ATTP tuy đã có, hệ thống tổ chức tuy đã hình thành nhưng yếu về chuyên môn, thiếu về số lượng, mô hình tổ chức không thống nhất. Có tỉnh thì thành lập chi cục ATTP, có tỉnh thì thành lập phòng ATTP, có tỉnh thì thành lập ban quản lý ATTP để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP ở địa phương. Những nguyên nhân nói trên ít nhiều ảnh hưởng đến công tác quản lý ATTP...

Chính vì vậy, chúng ta cần nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác an ninh, ATTP theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối từ trung ương tới địa phương, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong bảo đảm an ninh, ATTP.

Bởi lẽ một đầu mối quản lý vấn đềnàysẽchấm dứt tư tưởng ỷ lại, không rõ trách nhiệm, đểgần 100 triệu dân Việt Nam an tâm khi ngồi vào bàn ăn...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới