Ngừng dự luật dẫn độ, Hong Kong vẫn biểu tình quy mô khủng

Những người tổ chức biểu tình cho biết gần hai triệu người đã tham gia vào một cuộc biểu tình rầm rộ ở Hong Kong chống lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi, theo hãng tin BBC.

Đây có thể là cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Hong Kong. Trong khi đó cảnh sát cho biết số người tham dự lên đến 339.000 vào lúc cao điểm. Bất chấp việc hoãn lại dự luật cho phép dẫn độ từ Hong Kong sang Trung Quốc vào ngày 15-6, quần chúng vẫn xuống đường tham gia biểu tình.

Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam hôm 16-6 đã phải xin lỗi vì đề xuất dự luật này. Nhiều người phản đối dự luật vì sợ gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Hong Kong đang kêu gọi bà Carrie Lam từ chức vì tình trạng bất ổn. Họ cũng đang yêu cầu hủy bỏ dự luật chứ không đơn thuần là hoãn lại.

Trong khi đó, những người ủng hộ Joshua Wong - lãnh đạo sinh viên, người trở thành gương mặt của cuộc biểu tình dân chủ "Phong trào ô dù" năm năm trước - nói rằng anh sẽ ra tù vào ngày 17-6.

Biểu tượng của "Phong trào ô dù" ở Hong Kong Joshua Wong được chào đón bởi một loạt các phương tiện truyền thông khi ra tù vào ngày 17-06-2019. Ảnh: CNN. 

"Có gần hai triệu người trong cuộc biểu tình hôm nay," Jimmy Sham, thành viên nhóm biểu tình Mặt trận Nhân quyền, nói với các phóng viên vào tối 16-6.

Cuộc biểu này tình chủ yếu mang tính chất hòa bình. Các sĩ quan cảnh sát được giữ lại để cho phép đám đông người dân từ từ đi qua thành phố. Điều này trái ngược với những cảnh trong cuộc biểu tình lớn trước đó vào ngày 12-6, trong đó có các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát làm hàng chục người bị thương.

Cuộc biểu tình bắt đầu vào đầu giờ chiều tại Quảng trường Victoria với nhiều người mặc đồ đen. Nhiều người cầm những bông hoa trắng để tưởng nhớ một người biểu tình chết khi rơi khỏi mỏm đá và ngày 15-6, nơi mà trước đó anh ta đã giăng biểu ngữ chống lại dự luật.

Khi bóng tối buông xuống, những người biểu tình bắt đầu chiếm lấy những con đường và ngã tư lớn đồng thời bao quanh tòa nhà của hội đồng lập pháp. Họ mang theo những tấm bảng ghi "Các sinh viên đã không bạo loạn", để đáp lại lời cảnh sát cho rằng các sinh viên vào ngày 12-6 đã có cuộc bạo loạn. Hành vi bạo loạn bị phạt tới 10 năm tù theo pháp luật Hong Kong.

Có nhiều phản đối dự luật hoài nghi về quyết định hoãn lại dự luật của bà Carrie Lam.

"Bà Carrie Lam đã phớt lờ cảm xúc của người Hong Kong", ông Ma, một người biểu tình 67 tuổi, nói với BBC. Ông nói bà Lam đã "hành động như thể không có vấn đề gì lớn" sau khi một triệu người tuần hành vào tuần trước.

"Điều thứ hai, chúng tôi đang tuần hành cho các sinh viên đã bị cảnh sát đối xử tàn nhẫn. Chúng tôi cần phải đòi công lý cho họ." - ông nói

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm