Trung Quốc ‘chớp thời cơ’ CPTPP trước Mỹ?

Cuối tuần trước, bộ trưởng 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã tham dự phiên họp đầu tiên của Hội đồng CPTPP tại Tokyo (Nhật Bản). Trung tâm Trung Quốc (TQ) và Toàn cầu hóa (CCG), một tổ chức tư vấn chính sách ở Bắc Kinh, cuối năm ngoái đã công bố một báo cáo nghiên cứu trong đó cho rằng TQ nên tham gia CPTPP, một liên minh thương mại tự do gồm 11 nước, để chứng tỏ rằng nước này vẫn cam kết ủng hộ thương mại cởi mở trong bối cảnh cuộc chiến thuế với Washington vẫn chưa thể giải quyết.

Trung Quốc lợi gì khi tham gia CPTPP?

Việc TQ tham gia Hiệp định CPTPP sẽ là một quyết định táo bạo nhưng có thể giải quyết nhiều thách thức trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Bằng cách áp dụng các quy tắc thương mại trong Hiệp định CPTPP, TQ có thể giảm bớt căng thẳng với Mỹ và các nước khác. Bằng cách tham gia một mạng lưới thương mại khu vực, TQ có thể tăng tốc phát triển kinh tế và đa dạng hóa thị trường. Ngoài ra, bằng cách đáp ứng các tiêu chuẩn cao của quốc tế, TQ có thể thúc đẩy các cải cách của đất nước này trong việc xây dựng nền kinh tế mở, hiện đại.

Hiệp định CPTPP sẽ giúp TQ mở cửa nền kinh tế, điều này rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của TQ. Mặc dù TQ đã có quan hệ thương mại và đầu tư mạnh mẽ với các thành viên CPTPP nhưng hiệp định này còn có thể giúp TQ loại bỏ thêm một số rào cản khác. Thương mại sẽ gia tăng trong mạng lưới châu Á-Thái Bình Dương, chuỗi cung ứng sản xuất trở nên hiệu quả hơn và giảm bớt sự phụ thuộc của khu vực vào Bắc Mỹ.

Trong nghiên cứu của Viện Kinh tế quốc tế Peterson, ước tính rằng Hiệp định CPTPP hiện tại với 11 thành viên sẽ bổ sung 147 tỉ USD hằng năm vào thu nhập toàn cầu. Đây là một khoản tiền lớn nhưng nó có thể tăng lên tới 632 tỉ USD mỗi năm nếu TQ tham gia, lớn hơn những lợi ích mà Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đó với sự tham gia của Mỹ. Xuất khẩu TQ sang khu vực sẽ tăng trưởng rất nhanh về điện tử và máy móc. Trong khi đó, nhập khẩu của TQ sẽ tạo ra những dòng sản phẩm mới như linh kiện tiên tiến, hàng hóa và nông sản.

Ngoài việc giảm các rào cản thông thường đối với thương mại như thuế quan và hạn ngạch xuất khẩu, Hiệp định CPTPP cung cấp một bộ quy tắc phổ quát và đầy tham vọng cho các mối quan hệ kinh tế hiện đại. TQ sẽ phải điều chỉnh các chính sách của mình cho phù hợp với các quy tắc toàn cầu, bao gồm cả những chính sách bị Mỹ chỉ trích.

Đại diện 11 nước thành viên CPTPP. Ảnh: Internet

Giải quyết cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Ở góc độ chính trị, Hiệp định CPTPP sẽ giúp giảm căng thẳng thương mại với Mỹ và tăng cường ngoại giao kinh tế của TQ. Trên thực tế, TQ sẽ hợp tác với các nước châu Á và Mỹ Latin để xây dựng hệ thống khu vực cởi mở. Quan hệ kinh tế và chính trị giữa TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi. Hợp tác khu vực sâu rộng hơn sẽ thúc đẩy ảnh hưởng chính trị của Đông Á.

Các bên ký kết Hiệp định CPTPP cho biết thỏa thuận của 11 nước “gửi một tín hiệu mạnh mẽ ủng hộ thương mại tự do”. CPTPP tạo ra khối thương mại 500 triệu dân với GDP trị giá 10.000 tỉ USD, tương đương 13% toàn cầu. Các quốc gia và khu vực từ Thái Lan, Colombia đến Vương quốc Anh đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia CPTPP. 

Tuy nhiên, một số đối tác Hiệp định CPTPP lo ngại về sự cạnh tranh từ TQ. Châu Á và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại riêng nhằm tạo ra những thử thách cần thiết với TQ. Tư cách thành viên TQ trong Hiệp định CPTPP (nếu có) sẽ không khiến căng thẳng Mỹ-Trung hoàn toàn được giải tỏa. Nhưng việc tham gia CPTPP sẽ giảm thiểu rủi ro xung đột thương mại, có thể dẫn đến các thỏa thuận mang tính xây dựng.

Wang Huiyao, người sáng lập CCG và hiện là cố vấn của Quốc vụ viện TQ, nói rằng: “TQ phải có sự chuẩn bị trước và gia nhập càng nhiều khối thương mại khu vực càng tốt”. Vị này khẳng định việc gia nhập CPTPP đòi hỏi TQ phải đáp ứng các chuẩn mực liên quan đến lao động, các công ty nhà nước, thương mại dịch vụ và tài sản trí tuệ mà hiệp định này đặt ra. “Đây là phương án tốt để xây dựng sự đồng thuận ở nội bộ TQ và giảm xung đột với Mỹ” - Wang Huiyao khẳng định.

Tu Xinquan, ĐH Kinh tế và thương mại quốc tế Bắc Kinh, cho rằng CPTPP sẽ là một không gian tốt để TQ áp đặt tầm ảnh hưởng thương mại. Tuy nhiên, đến lúc này quan điểm chính thức của chính phủ TQ về CPTPP là để ngỏ khả năng gia nhập hiệp định này, dù nhiều nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh chưa sẵn sàng nhất trí với các điều khoản của CPTPP.

Các bộ trưởng của 11 nước thành viên CPTPP tuần trước đã thông qua bốn quyết định quan trọng. Đó là quyết định về cơ chế hoạt động của Hội đồng CPTPP; quyết định về quy trình, thủ tục và điều kiện xem xét, kết nạp các thành viên mới; quyết định về quy trình và thủ tục của hội đồng trọng tài liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà nước; quyết định về bộ quy tắc ứng xử của trọng tài viên liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với nhà nước.

Theo tuyên bố chung của các bộ trưởng, từ năm 2020 chức danh chủ tịch Hội đồng CPTPP sẽ do các nước thành viên đảm nhận luân phiên trong thời gian một năm. Việt Nam sẽ giữ vai trò chủ tịch Hội đồng CPTPP vào năm 2026 và phó chủ tịch hội đồng là Úc. 

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

(PLO)- Cả Mỹ và Ukraine đều đang rất quan tâm thỏa thuận khoáng sản, song việc thực hiện sẽ khó khả thi nếu không tính đến vai trò của Nga khi gần 40% lượng khoáng sản nằm ở các vùng đất phía đông đã được Nga sáp nhập và kiểm soát, hoặc nằm gần khu vực đang có giao tranh.

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

(PLO)- Liên quan chiến sự Nga-Ukraine có tin Tổng thống Mỹ Donald Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc trong vài tuần nhưng Nga nói mình chưa hiểu đề xuất hòa bình của Mỹ; Nga, Mỹ đối đầu châu Âu tại Liên Hợp Quốc; Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích người đồng cấp Ukraine.