Quy định mới về liên kết thi chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài

(PLO)- Theo thông tư mới của Bộ GD&ĐT thì chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài không phải là chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 11/2022 quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và có hiệu lực thi hành từ ngày 10-9 tới đây.

Thông tư này áp dụng với các cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, nước ngoài và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam.

Theo thông tư, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài là văn bản xác nhận kết quả thi năng lực ngoại ngữ do cơ quan, tổ chức, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài cấp cho người dự thi. Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài không phải là chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

Liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài là việc hợp tác giữa cơ sở hoặc tổ chức được thành lập và hoạt động lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam với cơ quan, tổ chức, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài.

Thông tư còn quy định các điều kiện về bảo đảm chất lượng trong liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài. Cụ thể, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài hợp pháp và có giá trị sử dụng phổ biến trên thế giới khi được cơ quan có thẩm quyền của nước sử dụng ngôn ngữ được thi cấp chứng chỉ là ngôn ngữ chính thức công nhận hoặc để xét duyệt hồ sơ nhập cư, nhập quốc tịch, cấp thị thực nhập cảnh cho công dân các nước có nhu cầu định cư, làm việc, nghiên cứu, học tập tại thời điểm phê duyệt liên kết tổ chức thi.

Cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài phải cung cấp thông tin về các yếu tố bảo đảm chất lượng sau:

Cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài phải cung cấp thông tin về các yếu tố bảo đảm chất lượng gồm độ tin cậy của đề thi, quy trình tổ chức thi, cơ sở vật chất và trang thiết bị tổ chức thi, việc bảo mật trước và sau khi thi, đội ngũ nhân lực, bảng quy đổi kết quả thi với Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR)…

Cơ sở tổ chức thi của Việt Nam phải cung cấp thông tin về các yếu tố bảo đảm chất lượng như chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng hoặc kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của đơn vị; đội ngũ nhân lực; công khai, minh bạch lệ phí thi và các loại phí khác liên quan; trách nhiệm giải trình… Nội dung thông tư cũng quy định chi tiết về yêu cầu địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm để tổ chức thi nghiêm túc, chính xác, công bằng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm