Scotland không 'ly hôn' với Anh

Salmond phát biểu trước những người ủng hộ một nước Scotland độc lập tại Glasgolw, thủ phủ của Scotland: “Đại đa số người dân Scotland đã quyết định đây chưa phải là lức thích hợp để trở thành một quốc gia độc lập. Tôi xin chấp nhận phán quyết của người dân”.

 Những người ủng hộ chiến dịch ở lại với vương quốc Anh ăn mừng chiến thắng tại Glasglow (Reuters)

 Scotland không 'ly hôn' với Anh ảnh 2
 

Hãng tin BBC (Anh) đưa tin, nguiowf dân Scotland đã quyết định không tách khỏi Vương Quốc Anh

 Scotland không 'ly hôn' với Anh ảnh 3

Tờ The Times đưa tin khẳng định Vương quốc Anh vẫn là một khối thống nhất (Reuters)

Glasglow là một trong số ít những địa phương mà phong trào đòi độc lập cho Scotland chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu ngày thứ 18-9 vừa qua. Được biết, chiến thắng lớn nhất mà Đảng Quốc gia Scotland đạt được là tại vùng Dundee với 57% người đồng thuận tách ra khỏi Vương quốc Anh.

Cách đây 2 giờ đồng hồ, chỉ khi hơn ba phần tư các địa điểm kiểm phiếu đã công bố kết quả thì chính phủ London mới có thể thở phào nhẹ nhõm khi số người muốn “ở lại” chứ không “ly hôn” đạt 55% tổng số cử tri. Một chiến thắng sát nút cho sự thống nhất của Vương quốc Anh.

Trước đó, bất ngờ trước sự thắng thế của phong trào đồi độc lập cho Scotland, lãnh đạo 3 đảng lớn tại Vương quốc Anh đã phải cam kết trao nhiều quyền tự quyết hơn cho vùng đất này, đặt biệt là trong việc điều chỉnh mức thuế và các trợ cấp xã hội.

Ông Salmond bày tỏ mong muốn chính quyền London và các đảng lớn tại nước này sẽ “tôn trọng những cam kết mà họ đã đề ra”.

Như vậy, thủ tướng Anh đương nhiệm James Cameron đã thoát khỏi nguy cơ “đi vào lịch sử” làm vị thủ tướng chứng kiến sự tan rã của Vương quốc Anh. Tuy nhiên, tương lai phía trước vẫn còn rất nhiều sóng gió cho chính quyền London. Một bộ phân không nhỏ người dân không đồng ý với các cam kết gia tăng quyền tự quyết cho Scotland, đặc biệt khi những người “anh em” này mới vừa “làm loạn” mà vẫn được “ưu ái” hơn những phần còn lại của nước Anh.

----

5:32: BBC dự đoán kết quả 55% cho No và 45% cho Yes. Scotland sẽ ở lại với Vương quốc Anh.

5:16: Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 4 trên tổng số 26 khu vực trưng cầu dân ý trả lời Yes là West Dunbartonshire, North Lanarkshire, Glasgow và Dundee.

5:09: East Ayrshire công bố kết quả. 47,2% cho Yes và 52,8% cho No. Kết quả tạm thời trên toàn nước Anh: 45,7% Yes; 54,3% No. Khoảng cách đang tăng dần. Chỉ còn 6 khu vực nữa.

5:05: 24 trên 32 khu vực trưng cầu dân ý công bố kết quả. 46,3% trả lời Yes, trong khi số người trả lời No là 53,7%. Vẫn còn đến 8 khu vực nữa, khoảng cách lúc này đã hơn 7%.

4:58’: “Chúng ta sẽ không bao giờ giành chiến thắng tại khu vực này”, Calum Keir, lãnh đạo phòng trào “Yes” thừa nhận. Người dân miền Nam Scotland thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Vương quốc Anh.

 

Ngày 18-9 (giờ địa phương), gần 4,3 triệu cử tri Scotland tham gia trưng cầu dân ý quyết định Scotland độc lập hay tiếp tục thuộc vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Vương quốc Scotland hoạt động như một quốc gia độc lập vào thế kỷ thứ 9. Năm 1707, vương quốc Scotland chính thức tham gia liên minh chính trị với vương quốc Anh để lập thành vương quốc Liên hiệp Anh. Hai Quốc hội cũng hợp nhất thành một.

Sau đó vương quốc Liên hiệp Anh tiếp tục tham gia liên minh chính trị với vương quốc Ireland để lập thành vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland. Kế đến tên gọi này được đổi thành vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland như ngày nay sau khi miền Nam Ireland tuyên bố độc lập thành Cộng hòa Ireland.

Năm 1999, lần đầu tiên Scotland được phép tổ chức bầu cử Quốc hội (129 ghế) với quyền lực hạn chế.

Năm 2007, đảng Dân tộc Scotland (chủ trương Scotland độc lập) thắng cử. Chủ tịch đảng Alex Salmond giữ chức thủ hiến Scotland.

Ba năm sau, Scotland công bố dự luật trưng cầu dân ý với ba lựa chọn: Tăng thêm quyền tự trị cho Scotland về thuế; tự trị tối đa (Scotland có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trừ quốc phòng, ngoại giao, tài chính, tiền tệ) và độc lập hoàn toàn.

Khi đưa ra Quốc hội Scotland biểu quyết, dự luật bị phe đối lập phản đối.

Năm 2011, đảng Dân tộc Scotland tiếp tục thắng cử. Một năm sau, Anh và Scotland ký thỏa thuận đồng ý cho Scotland tổ chức trưng cầu dân ý về độc lập.

Tháng 6-2013, Quốc hội Scotland thông qua Luật Trưng cầu dân ý về nền độc lập Scotland.

Tháng 11-2013, Scotland đã công bố Sách Trắng với tựa đề “Tương lai Scotland”. Sách Trắng khẳng định một số giải pháp khi Scotland độc lập: Ban hành hiến pháp mới, tiếp tục tôn vinh nữ hoàng Anh; tiếp tục sử dụng đồng bảng Anh và gánh một phần nợ quốc gia; xây dựng quân đội 15.000 quân; di dời các tàu ngầm của vương quốc Anh khỏi căn cứ hải quân Clyde ở Scotland.

The Guardian

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm