Sinh viên hưởng ứng chiến dịch tình nguyện hè bằng hoạt động tri ân người có công

(PLO)- Những hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tri ân người có công, lắng nghe câu chuyện lịch sử đã làm những ngày hè trong tháng 7 của nhiều sinh viên trở nên thật ý nghĩa. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hưởng ứng các chiến dịch tình nguyện hè tại TP.HCM và tháng tri ân các anh hùng liệt sĩ, người có công, các sinh viên thuộc câu lạc bộ Xung kích Fpoly (Trường Cao đẳng FPT Polytechnic TP.HCM) đã tổ chức hoạt động tưởng nhớ, trao quà tri ân người có công và nghe kể chuyện lịch sử địa phương tại xã Hòa Phú (huyện Củ Chi, TP.HCM)

tri ân người có công
Sinh viên ngồi nghe ông ông Nguyễn Văn Tuân - cựu chiến binh kể lại những hồi ức chiến đấu tại vùng đất thép.

Việc tổ chức các hoạt động tri ân người có công thuộc khuôn khổ chiến dịch tình nguyện hè tại TP.HCM của sinh viên đã góp phần thêm đa dạng, làm mới mẻ các hoạt động trong chương trình, tạo môi trường và sân chơi ý nghĩa cho các bạn sinh viên trong tháng 7.

tri-an-nguoi-co-cong.jpg
Sinh viên tham gia tu sửa, sơn mới hàng rào tại Đền tưởng niệm

Không chỉ là những hoạt động tri ân người có công, các hạng mục như hàng rào, sân đền, đều được các bạn sinh viên tận tay quét dọn, tu sửa và sơn mới.

tri-an-nguoi-co-cong-7.jpg
Hoạt động tri ân tháng 7 giúp các bạn sinh viên có thêm nhiều trải nghiệm ý nghĩa

Tại Đền tưởng niệm anh hùng liệt sĩ xã Hòa Phú, các bạn sinh viên đã mời những cô chú là các lão thành cách mạng tại xã, cùng ôn lại khúc tri ân và cùng nghe những mảnh chuyện lịch sử tại vùng đất thép Củ Chi.

tri-an-nguoi-co-cong (1).jpg
Sinh viên trao quà đến gia đình chính sách có công cách mạng nhân dịp 27-7.

Trong bộ sơ vin lịch sự, ông Nguyễn Văn Tuân (sinh năm 1942, bí danh Tuấn) mặc dù đã ngoài 80 tuổi, ông Tuân vẫn có thể chạy xe, minh mẫn và nhớ mồn một từng câu chuyện khi đó.

Sinh ra trong gia đình có cha là bộ đội, 12 tuổi, cậu thiếu niên Tuân đã theo cách mạng với nhiệm vụ đầu tiên là trở thành giao liên, vỏ bọc bên ngoài là cậu bé bán đá lên xuống giữa khu vực Củ Chi và Sài Gòn.

Những năm 1962, ông Tuân chuyển địa bàn hoạt động ra khỏi Sài Gòn, sau đó học thêm văn hóa tại Tây Ninh rồi tham gia chiến dịch Mậu Thân đợt 1.

tri-an-nguoi-co-cong (2).jpg
Ông Tuân vừa kể chuyện lịch sử, vừa lý giải những vết thương chiến tranh trên cơ thể ông cho các bạn sinh viên.

Đến đợt 2 của chiến dịch Mậu Thân, nhận thấy tầm quan trọng của cuộc chiến, ông đã quyết tâm tự nguyện đăng ký mặc cho chiến trường khốc liệt và có thể hi sinh bất cứ lúc nào.

Ông Tuân vừa kể chuyện, vừa lý giải những vết thương chiến tranh trên cơ thể ông cho lớp trẻ. Nhớ nhất với ông có lẽ là vết sẹo làm biến dạng khuôn miệng và cũng là minh chứng cho lần "hụt" chết khi trúng viên đạn hột gà thuộc loại súng M79 của địch nhưng may đạn không phát nổ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm