Sơ đồ tuyến đường sắt xuyên tâm TP.HCM đi qua 9 quận, huyện, TP Thủ Đức

(PLO)- Báo cáo giữa kỳ Quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối, TP.HCM đề xuất bổ sung tuyến đường sắt đoạn Bình Triệu – Sài Gòn – Tân Kiên xuyên tâm TP.HCM.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
182.jpg
Liên danh Công ty CP Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam và Trung tâm Tư vấn - Đầu tư phát triển GTVT vừa gửi Cục Đường sắt Việt Nam báo cáo giữa kỳ quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM, trong đó bổ sung tuyến đường sắt Bình Triệu – Sài Gòn – Tân Kiên để tổ chức chạy tàu "con lắc" qua trung tâm TP.
185.jpg
Chiều dài tuyến khoảng 24,5km, quy hoạch đường đôi, khổ 1.435mm đi trong địa phận TP.HCM qua các quận, huyện: TP Thủ Đức, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận, quận 3, quận 10, quận 6, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh. Trong ảnh là đoạn qua địa phận TP Thủ Đức dài 1,27 km: Qua ga Bình Triệu tuyến tiếp tục đi cao vượt đường Quốc lộ 13, đi theo hành lang đường sắt hiện hữu và vượt sông Sài Gòn đi hết địa phận TP Thủ Đức.
186.jpg
Tuyến tiếp tục qua địa phận quận Bình Thạnh: tuyến đi cao theo hành lang với tuyến đường sắt Bắc - Nam (Đường sắt Hà Nội – TP.HCM) và song song cách đường Phạm Văn Đồng khoảng 140m về phía bên phải. Dự kiến bố trí 1 trạm khách Bình Hòa, đặt giữa 2 trục đường Nơ Trang Long và đường Lương Ngọc Quyến.
188.jpg
Vào địa phận quận Gò Vấp, tuyến đi cao theo hành lang với tuyến đường sắt Bắc – Nam, tuyến qua các trục đường Phan Văn Trị, Phạm Văn Đồng vào ga Gò Vấp. Dự kiến sẽ bố trí 2 ga và trạm khách: Trạm khách Phan Văn Trị thuộc phường 5 và phường 11; ga Gò Vấp thuộc phường 11. Chiều dài tuyến qua địa phận quận Gò Vấp: 2,5km
189.jpg
Tuyến tiếp tục đi vào địa phận quận Phú Nhuận, đi cao theo hành lang tuyến đường sắt thống nhất Bắc- Nam, giao cắt với các trục đường Nguyễn Văn Trỗi, Huỳnh Văn Bánh, Nguyễn Trọng Tuyển, Lê Văn Sỹ. Chiều dài tuyến qua quận Phú Nhuận: 2,8km. Dự kiến bố trí 2 trạm khách: Nguyễn Kiệm thuộc phường 4, Nguyễn Văn Trỗi thuộc phường 11.
191.jpg
Tuyến tiếp tuc đi vào khu vực đông dân cư quận 3, vượt qua kênh Nhiêu Lộc về ga Sài Gòn. Chiều dài tuyến trong hình là 0,8km.
192.jpg
Qua ga Sài Gòn tuyến đi cao giữa đường Nguyễn Phúc Nguyên. Chiều dài đoạn tuyến này là 0,4km. Hiện trạng lộ giới đường Nguyễn Phúc Nguyên khoảng từ 14m-16m, xem xét mở rộng lộ giới lên thành 22m để bố trí phạm vi công trình cầu cạn và phạm vi bảo vệ cầu cạn đường sắt. Ga Sài Gòn cũng được đề xuất từ 6,85 ha (báo cáo đầu kỳ) lên thành diện tích 8 ha với phần quảng trường mở ra theo hướng đường CMT8.
193.jpg
Vào địa phận quận 10, tuyến đi cao vượt đường CMT8 và tuyến Đường sắt đô thị Bến Thành – Tham Lương (tuyến số 2) để đi vào trục hành lang đường 3 Tháng 2. Tuyến đi giữa đường 3 tháng 2, lần lượt giao cắt với đường Lê Hồng Phong, Sư Vạn Hạnh, Thành Thái và đường Lý Thường Kiệt. Chiều dài đoạn tuyến đi qua quận 10: 2,9km. Dự kiến bố trí nhà ga tại Nhà Hát Hòa Bình.
195.jpg

Đoạn này tuyến lồng ghép với vị trí cầu vượt thép khu vực nút giao đường Lý Thái Tổ, Thành Thái với đường 3 Tháng 2: trong đó tuyến đường sắt dự kiến đi về bên phải cầu vượt thép, bố trí lại các làn xe cho phù hợp khi bố trí trụ cầu đường sắt. Trong ảnh là mặt bằng lồng ghép tuyến đường sắt khu vực nút giao Lý Thái Tổ - Thành Thái – đường 3/2.

198.jpg
Vào địa phận quận 11, tuyến đi cao dọc trục hành lang đường 3 Tháng 2 lần lượt giao cắt với các đường Lê Đại Hành, Tôn Thất Hiệp, Lò Siêu, Minh Phụng. Sau đó tuyến vượt qua Vòng xoay Cây Gõ, đi trên cao chung hành lang với tuyến Đường sắt đô thị số 3a, qua khu vực cầu Ông Buông đến hết địa phận quận 11. Chiều dài đoạn tuyến qua quận 11: 2,7km. Dự kiến bố trí 2 ga: Ga Trung Tâm TDTT Phú Thọ và ga giữa đườngLê Đại Hành và đường Lý Thường Kiệt.
199.jpg
Đoạn tuyến vượt qua khu vực cầu vượt thép vòng xoay Cây Gõ: tuyến đường sắt đi bên trái nhánh cầu vượt trên đường 3 Tháng 2 và chuyển sang đi bên phải nhánh cầu vượt trên đường Hồng Bàng, bố trí lại mặt cắt ngang đường bộ phù hợp với việc bố trí trụ cầu cạn của tuyến đường sắt.
201.jpg
Vào địa phận quận 6, tuyến đi cao vượt qua rạch Tân Hóa khu vực cầu Ông Buông, sau đó đi cao trong hành lang đường Bà Hom. Tuyến tiếp tục đi cao rẽ hướng sang trái vượt qua đường Bà Hom, đường An Dương Vương vào địa phận quận Bình Tân. Chiều dài 1,56km, qự kiến bố trí trạm khách Bà Hom tại phường 13.
203.jpg
Vào địa phận quận Bình Tân, tuyến đi cao trong hành lang đường số 7, lần lượt giao cắt với các trục đường Vành Đai Trong, đường Tên Lửa. Sau đó tuyến đi cao giữa kênh Lương Bèo, tuyến đi cao bên phải cầu vượt đường Trần Văn Giàu vượt Quốc lộ 1A. Chiều dài qua quận Bình Tân: 9,78km bao gồm 6,78km nhánh kết nối về ga Tân Kiên và 3km nhánh kết nối phía bắc ga Tân Kiên. Dự kiến bố trí 2 ga.
206.jpg
Vào địa phận huyện Bình Chánh: Trên địa phận huyện Bình Chánh, tuyến kết nối vào trong phạm vi ga Tân Kiên. Chiều dài tuyến đi qua địa phận huyện Bình Chánh: 1,54km.

Trước đó, tháng 7-2023, báo cáo đầu kỳ Quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối, TP.HCM cũng đề xuất tuyến xuyên tâm này. Sau đó, tháng 9-2023, Sở GTVT TP.HCM cho biết thêm về đề xuất trên.

Theo đó, trong quá trình điều chỉnh quy hoạch chung của TP.HCM đến 2040, tầm nhìn 2060, Sở đã báo cáo đề xuất với UBND TP.HCM cho chuyển đoạn An Bình (Sóng Thần)-Bình Triệu-Hòa Hưng thành đường sắt đô thị để kết hợp chỉnh trang đô thị, phát triển TOD (mô hình phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng).

Đến cuối tháng 12-2023, báo cáo cuối kỳ điều chỉnh quy hoạch chung của TP.HCM đến 2040, tầm nhìn 2060 không có đề xuất tuyến đường sắt quốc gia đi xuyên tâm này.

Đến ngày 19-1, ngành đường sắt có thông tin về báo cáo giữa kỳ Quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM đề xuất bổ sung tuyến đường sắt đoạn Bình Triệu – Sài Gòn – Tân Kiên xuyên tâm TP.HCM. Báo cáo giữa kỳ này được ký gửi tháng 11-2023.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm