Sự thật học sinh 13 tuổi phải viết giấy nợ với trường

Hai ngày nay, mạng xã hội xôn xao, lan truyền hình ảnh học sinh lớp 7, Trường THCS Hưng Tây (xã Hưng Tây, Nghệ An) viết giấy báo nợ 162.000 đồng với cam kết em và gia đình sẽ lo đóng đủ. 

Hình ảnh "Giấy báo nợ" đưa lên mạng xã hội gây xôn xao. Ảnh chụp lại màn hình. 

Tấm giấy này có nét chữ học trò ghi “Giấy báo nợ. Kính gửi Ban giám hiệu Trường THCS Hưng Tây. Em tên là Hoàng Minh N. (học lớp 7). Tên cha, mẹ: Bố Hoàng Minh Ph (số điện thoại…), mẹ Phùng Thị T. Xóm Khoa Đà 3, xã Hưng Tây. Hiện em đang nợ nhà trường với số tiền là 162.000 đồng, với khoản tiền xe đạp điện năm học 2018-2019. Lí do vì bố mẹ không nạp. Cam kết: Em và gia đình sẽ không nạp. Ký tên: Hoàng Minh N.”.

Có người đưa hình ảnh tấm giấy “báo nợ” lên trang cá nhân và ghi rằng “13 tuổi đã phải ký giấy nợ”, “Hiệu trưởng Trường THCS Hưng Tây hành xử theo kiểu xã hội đen”.

Trong khi đó, theo Công văn số 1566 của Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An về việc thực hiện các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2018-2019 thì nhà trường được thu khoản tiền gửi xe.

Ngày 8-7, ông Nguyễn Văn Quế, Hiệu Trưởng Trường THCS Hưng Tây, cho biết: “Sự thật chúng tôi không yêu cầu học sinh viết giấy nợ, mà người lớn cố tình chụp ảnh đưa lên mạng xã hội làm nhiều người hiểu nhầm. Vừa rồi mẹ của em N. đã đến nộp khoản tiền gửi xe 162.000 đồng còn nợ ở năm học trước (2018-2019)”.

Theo ông Quế, không chỉ em N. năm học trước (2018-2019) mà đến 52 em học sinh ở Kẻ Gai nợ học phí và tiền gửi xe. Tiền gửi xe là 500 đồng/ngày, số tiền này nhà trường thu để trả cho bảo vệ trông giữ xe và tu sửa nhà giữ xe tránh nắng, mưa. Đến nay, sau ba lần nhà trường gửi thông báo cho phụ huynh khoản còn nợ (học phí và tiền gửi xe) thì có 30 em đã nộp, còn lại 20 em vẫn chưa nộp.

"Riêng năm học này, trường chưa làm xong sổ sách và rất nhiều em còn nợ tiền học phí và tiền giửi xe. Đó là hai khoản học sinh phải đóng và nhà trường được thu. Số còn lại học sinh đến trường nộp là tiền quỹ hoạt động của hội cha mẹ học sinh (hội phụ huynh thu) và bảo hiểm y tế, quỹ Đội (các em thực hiện kế hoạch nhỏ nộp giấy vụn, vỏ lon bia..). Các khoản khác như tiền xã hội hóa và tiền xây dựng thì chúng tôi cũng không dám kêu gọi phụ huynh và học sinh, bởi biết trước các em sẽ không nộp', ông Quế cho biết.

Trường THCS Hưng Tây ở cạnh TP Vinh (Nghệ An) nhưng cơ sở vật chất còn "khiêm tốn". Ảnh: Đ.LAM

Được biết, Trường THCS Hưng Tây có hơn 600 học sinh, nhưng năm học 2019-2020, tiền xã hội hóa chỉ có khoảng 30 triệu đồng. Trong khi đó, nhà trường xây dựng nhà vệ sinh cho học sinh đang nợ nhà thầu hơn 60 triệu đồng. Theo ông Quế hiện nhà trường rất khó khăn, học phí liên quan đến trả lương cho giáo viên, nhà trường đóng thiếu số tiền phải thu thì bị khiển trách. Các em học sinh không nộp hoặc nợ tiền học phí thì nhà trường không có tiền để hoạt động. Phòng vi tính trường (hơn 20 bộ máy vi tính đã được tài trợ) nhưng bàn ghế vi tính nhà trường đang mua nợ, phòng họp hội đồng nhà trường xuống cấp thiếu cả ghế cho giáo viên ngồi…

Ông Cao Minh Lục, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Tây cho biết: “Hoàn cảnh gia đình các em không phải quá khó dẫn đến không có tiền nộp học phí và tiền gửi xe. Họ cho rằng học sinh đến trường phải được gửi xe nên không nộp chứ không phải khó khăn”.

Hiệu Trưởng Trường THCS Hưng Tây mong muốn các bậc phụ huynh thấu hiểu cho thầy cô giáo, nộp các khoản tiền bắt buộc để duy trì việc dạy và học tốt nhất cho học sinh. Phía chính quyền địa phương và ban giám hiệu nhà trường cho biết, thời gian tới sẽ thông báo công khai từng khoản đóng góp học sinh phải nộp mà chưa nộp. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Kiểm tra miệng: Quan trọng phương pháp thực hiện!

Kiểm tra miệng: Quan trọng phương pháp thực hiện!

Quan trọng không phải là có kiểm tra miệng hay không mà mấu chốt ở chỗ giáo viên sử dụng hình thức/phương pháp kiểm tra ra sao. Áp lực vừa phải, áp lực đúng tâm sinh lý độ tuổi, áp lực nhưng không tiêu cực, chèn ép… thì vẫn ổn, đâu có sao.

Kiểm tra bài cũ, không thiếu cách mới!

Kiểm tra bài cũ, không thiếu cách mới!

 (PLO)- Kiểm tra học sinh suốt buổi học bằng nhiều hình thức sinh động như vẽ tranh, viết thư, kể chuyện…là cách mà cô Vũ Thị Mừng đang áp dụng thay vì kiểm tra bài cũ đầu giờ.

Tự chủ đại học bị “trói buộc” nhiều thứ

Tự chủ đại học bị “trói buộc” nhiều thứ

(PLO)- PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật cho biết việc thực hiện tự chủ đại học trong thời gian vừa qua không hẳn suôn sẻ bởi các trường phải đối mặt với bất cập nhất là cơ chế và khung pháp lý.

Nỗi oan mang tên "trả bài cũ"

Nỗi oan mang tên "trả bài cũ"

(PLO)- Mới đây, trong chỉ đạo chuyên môn đầu năm học, sở GD -ĐT Thành phố Hồ Chí Minh đã lưu ý giáo viên hạn chế áp dụng kiểm tra miệng đầu giờ học. Thông tin này khiến dư luận xã hội dậy lên một cuộc tranh luận sôi nổi với nhiều ý kiến trái chiều.