Tuyển Việt Nam và bài học Nhật Bản vô hiệu hóa phạt góc của Oman

Việc vừa trải qua chuỗi ba trận toàn thua tại vòng loại thứ ba World Cup 2022 khiến các cầu thủ Việt Nam mang một áp lực tâm lý cực lớn. Cộng thêm việc phải thi đấu trên sân khách Oman với một đối thủ vượt trội về mọi mặt, đội tuyển Việt Nam đã có một trận đấu thất vọng và bộc lộ nhiều điểm yếu chết người.

Ông Park và tình yêu đội tuyển chiến thắng
Ông Park và tình yêu đội tuyển chiến thắng
(PLO)- Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của truyền thông quê nhà, ông thầy người Hàn Quốc chia sẻ rất độc đáo rằng người hâm mộ Việt Nam rất yêu đội tuyển nhưng là yêu những trận thắng.

Hàng phòng ngự áo trắng thường xuyên có những pha phạm lỗi ở những khu vực nhạy cảm và đã phải trả giá bằng hai quả phạt đền khi Hồ Tấn Tài lẫn Duy Mạnh bất cẩn trong vòng cấm. Một trong hai cú sút trên chấm 11 mét của Oman đã được chuyển hóa thành bàn thắng.

Không chỉ vậy, các tuyển thủ Việt Nam cũng cho thấy sự non kém trong khâu tổ chức phòng ngự, đặc biệt là trước tình huống đá phạt góc tinh quái của các cầu thủ Oman.

Oman dễ dàng ăn bàn từ tình huống dàn xếp phạt góc. Ảnh: AN. 

Đội bóng Tây Á có pha dàn xếp đá phạt góc kì dị khi bố trí rất nhiều cầu thủ đứng dày đặc trong khu vực 5m50 trước khung thành tuyển Việt Nam, với mục đích tận dụng lợi thế quân số để che chắn tầm nhìn và hạn chế sự di chuyển của thủ môn. Cầu thủ thực hiện quả phạt góc cố gắng đá thật xoáy vào bên trong khung thành, và chỉ cần một trong số các cầu thủ đứng trong vòng 5m50 chạm bóng, xác suất thành bàn là rất cao.

Tuy nhiên, kiểu đá này có một nhược điểm là chỉ phát huy tác dụng khi các cầu thủ đứng trong vòng 5m50. Đây là khu vực mà các thủ môn có lợi thế lớn trong các pha tranh chấp.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên các cầu thủ Oman thực hiện kiểu đá này. Ở trận đấu với tuyển Nhật Bản, Oman cũng đã bày trận tương tự nhưng không làm khó được đội bóng của đất nước mặt trời mọc.

Đội tuyển Nhật Bản vô hiệu hóa các pha đá phạt góc của Oman dễ dàng trong khi tuyển Việt Nam lúng túng bị dính đòn. Ảnh: AN. 

Trung vệ đội trưởng Maya Yoshida bằng kinh nghiệm dày dạn đã đọc ra được cách khắc chế trận địa của Oman. Cầu thủ này yêu cầu các đội đứng tách ra với đối thủ, chỉ gây sức ép từ bên ngoài vào, qua đó tạo điều kiện cho thủ môn chủ động va chạm trực tiếp với các cầu thủ Oman. Khi đó, lợi thế trong vòng 5m50 với thủ môn sẽ phát huy tác dụng.

Trong khi đó, tuyển Việt Nam đã thực sự lúng túng và không tìm được cách giải quyết. Các tuyển thủ của chúng ta đã mắc bẫy Oman. Theo thói quen, cầu thủ Việt Nam lao vào khu vực cấm, tìm cách đẩy đối phương ra xa khung thành, điều này vô tình khiến cho mật độ ngày càng dày đặc. Thủ môn trẻ Văn Toản gần như bị kìm chặt không còn khoảng trống để quan sát và di chuyển.

Đội trưởng Quế Ngọc Hải hoàn toàn bất ngờ và không thể giúp đồng đội hóa giải chủ nhà Oman. Ảnh: AN.

Mặt khác, trung vệ Quế Ngọc Hải lại có pha chọn ví trí không tốt. Số 3 đứng xen giữa thủ thành Văn Toản và các cầu thủ Oman, vô tình làm mất lợi thế lớn của thủ môn trong tình huống này. Văn Toản không thể mạnh dạn nhảy lên tranh chấp sợ va chạm với Quế Ngọc Hải.

Hơn nữa, đội trưởng tuyển Việt Nam theo quán tính sẽ có xu hướng lao về phía trước, rất dễ phạm lỗi với cầu thủ Oman dẫn đến phạt đền. Thật đáng tiếc, Oman đã khoét thành công điểm yếu này và có bàn thắng nâng tỉ số lên 2-1.

Càng đáng tiếc là Oman không chỉ có một lần tổ chức đá phạt góc với khả năng sát thương cao nhưng HLV Park Hang-seo và các cộng sự gần như không có tác động hoặc điều chỉnh cầu thủ cách chống lại tình huống này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm