Thông qua Đồ án điều chỉnh tổng thể TP Đà Lạt và vùng phụ cận

(PLO)- Các đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng đã thông qua Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 4-10, HĐND tỉnh khoá X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 19 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.

Theo đó, kỳ họp thứ 19 của HĐND tỉnh là kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 trong 9 tháng đầu năm 2024 để xem xét, quyết định các nội dung: Phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn ngân sách địa phương; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2024; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2024 thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Kỳ họp thứ 19 đã thông qua Đồ án điều chỉnh tổng thể TP Đà Lạt và vùng phụ cận. VT
Kỳ họp thứ 19 đã thông qua Đồ án điều chỉnh tổng thể TP Đà Lạt và vùng phụ cận. VT

Thông qua Phương án giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Lâm Đồng; các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; quy định mức chi bồi dưỡng hàng tháng đối với cộng tác viên dân số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Đáng quan tâm, tại kỳ họp này, các đại biểu thông qua Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045; xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án tại TP Đà Lạt.

Theo bà Phạm Thị Phúc - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng trong 9 tháng đầu năm 2024, được sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, cùng với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn của các cấp, các ngành, việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh đạt được một số kết quả quan trọng.

TP-da-lat-3.jpg
Bà Phạm Thị Phúc - Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng phát biểu tại kỳ họp. Ảnh: VT

Cũng theo bà Phúc, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận thì vẫn còn có những khó khăn, thách thức do nền kinh tế tăng trưởng thấp, tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, chi phí đầu vào cho sản xuất tăng cao, chi phí vận chuyển tăng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của người dân.

Bên cạnh đó, công tác giải ngân vốn đầu tư công tỉ lệ đạt thấp, thu ngân sách chưa đạt kế hoạch; công tác thu hút đầu tư không đạt yêu cầu; chưa kịp thời tháo gỡ trong việc chồng lấn các quy hoạch.

Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bà Phúc cho rằng, những hạn chế, tồn tại nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ, do đó, đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương phải phấn đấu, quyết tâm, quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm