Thứ tự các bữa ăn hợp lý có thể ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến

(PLO)- Các bệnh nhân bị tiểu đường nếu có chế độ ăn hợp lý và theo thứ tự bữa ăn có thể ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến, theo tờ Timesnow.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo các chuyên gia, họ đã phát hiện ra rằng việc bệnh nhân tiểu đường ăn nhiều chất dinh dưỡng đa lượng có thể hữu ích hơn những chất dinh dưỡng khác. Đơn cử như ăn nhiều protein hơn carbohydrate.

Mới đây, đã có một số nghiên đã phát hiện ra rằng thời gian bữa ăn có thể là chìa khóa để giảm kháng insulin.

Thứ tự các bữa ăn hợp lý có thể ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến ở bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.

Thứ tự các bữa ăn hợp lý có thể ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến ở bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.

Đối với một người bệnh tiểu đường có nghĩa là họ đang dư lượng đường trong cơ thể và họ không được phép nạp thêm đường.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới, nếu một người bị tiểu đường ăn uống theo một thứ tự cụ thể, thì lượng đường có thể không bị tăng đột biến trong máu.

Đặc biệt, đối với bệnh nhân bị tiểu đường loại 2 nếu tuân theo một thứ tự cố định trong bữa ăn, như bệnh nhân có thể bắt đầu bữa ăn với rau và kết thúc bằng món tráng miệng – điều này có thể hạn chế lượng đường trong máu tăng đột biến đến 75 %.

Bệnh tiểu đường loại 2 là gì?

Bệnh tiểu đường loại 2 là một rối loạn về đường mãn tính do tình trạng kháng hoặc thiếu insulin và lượng đường trong máu tăng đột biến, có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng.

Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát sẽ dẫn đến một số tổn thương nghiêm trọng như: Tổn thương mạch máu; Bệnh đái tháo đường; Dẫn đến mù lòa; Tăng huyết áp...

Thứ tự bữa ăn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu

Người bị tiểu đường có thể có bắt đầu bữa ăn bằng ăn rau, tiếp theo là protein và carbohydrate sẽ giảm được lượng đường tăng đột biến trong. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.

Người bị tiểu đường có thể có bắt đầu bữa ăn bằng ăn rau, tiếp theo là protein và carbohydrate sẽ giảm được lượng đường tăng đột biến trong. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.

Việc sắp xếp các chất dinh dưỡng trong bữa ăn có thể tác động đáng kể đến lượng đường trong máu sau bữa ăn. Đặc biệt, tác động của insulin đối bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Để có kết quả nghiên cứu này, các chuyên gia đã chọn 15 người tiền tiểu đường và cho họ ăn các bữa ăn giống nhau trong ba ngày theo thứ tự ngẫu nhiên.

Ngày đầu tiên, họ bắt đầu ăn carbohydrate, sau đó là protein và rau sau 10 phút. Ngày thứ hai, họ bắt đầu là protein và rau, sau đó là carbohydrate sau 10 phút. Ngày thứ ba, họ bắt đầu ăn rau, tiếp theo là protein và carbohydrate.

Sau đó, máu được lấy mẫu để theo dõi lượng đường ở các mức thời gian khác nhau 0, 30, 60, 90, 150 và 180 phút và người ta ghi nhận rằng lượng đường trong máu thấp hơn 38% ở những người ăn protein và rau đầu tiên trái ngược với những người ăn carbs trước.

Một số loại rau, thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường có thể ăn, nhằm giúp cải thiện việc quản lý lượng đường trong máu: Các loại rau như bông cải xanh; Protein như thịt gà hoặc cá; Chất béo như bơ hoặc các loại hạt; Tinh bột như khoai tây và mì ống và đường như sô cô la hoặc bánh quy.

Timesnow

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm