Chính phủ của Thủ tướng Theresa May nhận được 325 phiếu ủng hộ, 306 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệmngày 16-1 (giờ địa phương), được đề xuất bởi lãnh đạo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn.
Vượt qua bỏ phiếu bất tín nhiệm
Bà May sẽ tiếp tục làm thủ tướng Anh sau khi chính phủ của bà vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầy kịch tính ở quốc hội. Đây là kết quả đã được dự đoán từ trước. Dù vậy, sẽ rất khó để chính trị gia 62 tuổi tạo được một thỏa thuận Brexit mới, theo Guardian.
Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, bà May nói rằng bà "hài lòng" khi quốc hội tin tưởng vào chính phủ và cho biết bà sẽ tiếp tục làm việc để đưa Anh rời khỏi EU. Động thái này khiến Anh có thể rời EU vào ngày 29-3-2019 mà không có các điều khoản rõ ràng. Cả hai bên đều đã chuẩn bị cho kịch bản "không có thỏa thuận" này, dù EU khẳng định Anh sẽ mất nhiều hơn được.
Một ngày trước đó, Quốc hội Anh đã bác bỏ hoàn toàn dự thảo thỏa thuận Brexit của Thủ tướng May, một thất bại lớn nhất của Chính phủ Anh tại Quốc Hội (kỷ lục trước đó vào năm 1924) Theo CNN, với tỉ lệ 432 phiếu chống và 202 phiếu thuận, Hạ Viện Anh đã dứt khoát bác bỏ yêu cầu ủng hộ dự thảo thỏa thuận Brexit của bà May.
Ngay lập tức, lãnh đạo Đảng Lao Động đối lập Jeremy Corbyn đề xuất một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với Chính phủ của bà May được tiến hành vào 19:00 thứ 4 này, BBC cho biết. Ông Jeremy Corbyn cũng gọi đây là một “thảm họa” và nói rằng cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm này sẽ giúp Hạ viện đưa ra một phán quyết về sự kém cỏi của chính phủ hiện tại.
Bà May cũng kêu gọi các thành viên Quốc Hội đều phải lắng nghe người dân Anh - những người muốn vấn đề nảy được giải quyết – và sẽ họp bàn với Chính phủ nhanh chóng tìm ra giải pháp. Dù đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, nhưng đây được cho một thất bại lớn với bà Theresa May khi đã dành hơn hai năm đạt được thỏa thuận Brexit với EU.
Thủ tướng Anh đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: REUTERS
Thủ tướng Anh còn 5 ngày nữa để trình bày một kế hoạch B cho thỏa thuận Brexit của bà trước quốc hội, nhưng đảng Bảo thủ của bà May đang rất chia rẽ về vấn đề này, tình trạng giống hệt những gì xảy ra với kế hoạch A, vốn đã thất bại nặng nề.
Theresa May hứa trở lại quốc hội vào ngày 21-12 với một chiến lược Brexit mới, được đưa ra sau các cuộc đàm phán liên đảng với phe đối lập. Bà mời lãnh đạo các đảng đến gặp riêng mình bắt đầu từ tối 16-1. "Tôi muốn mời lãnh đạo các đảng ở quốc hội tới gặp riêng tôi để cùng nhau tìm ra giải giáp. Đã đến lúc chúng ta đặt lợi ích chung lên hàng đầu", bà May cho biết.
EU tạo áp lực lên Anh đưa ra quyết định
Ngay sau khi Quốc hội Anh đã bác bỏ hoàn toàn dự thảo thỏa thuận Brexit của Thủ tướng May, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk đã yêu cầu Anh "làm rõ ý định của mình" về kế hoạch của mình "càng sớm càng tốt".
Trên Twitter, ông Donald Tusk cũng chỉ ra rằng Vương quốc Anh có thể đơn phương rút thông báo rời khỏi EU: "Nếu thỏa thuận không đạt được, và chẳng ai mà không muốn thỏa thuận cả, thì cuối cùng ai sẽ có can đảm để nói rằng giải pháp tích cực nhất là gì.”
Hôm 15-1, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker, cũng nhanh chóng đưa ra cảnh báo. "Tôi sẽ lưu ý về kết quả bỏ phiếu tại Hạ viện Anh tối nay (theo giờ địa phương). Tôi kêu gọi Vương quốc Anh làm rõ ý định của mình càng sớm càng tốt. Thời gian sắp hết", Juncker viết.