Trái cây có gây nóng?
Vào mùa hè nhiều người thường ái ngại khi ăn những loại trái cây được cho là gây nóng trong người, làm mọc mụn và rôm sẩy như xoài, mít, vải, dứa...
Trả lời về vấn đề này PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết: Quan niệm hoa quả nóng của nhiều người thực ra chưa chính xác. Bản chất đó là những quả nhiều ngọt (đường), vì vậy nếu ăn nhiều có thể cảm giác nóng sau khi ăn.
Thực tế không có trái cây nóng hay mát - BS Lê Thị Hải. Ảnh: Internet
Tùy vào từng người và thể trạng khác nhau mà ăn tường loại quả cho thích hợp. Có người phù hợp với loại quả này nhưng kích ứng với loại quả khác. Lý giải về nguyên nhân mọc mụn, rôm sảy sau khi ăn một số loại trái cây, bà Hải cho biết: “Đó có thể là do cơ địa của từng người chứ không phải do ăn quả đó mà gây nóng trong người nên làm nổi mụn, rôm sảy. Những loại quả nhiều đường khi vào cơ thể làm tăng lượng đường trong máu, trở thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu) trên da phát triển nên dễ gây các bệnh về da như mụn nhọt, rôm sảy”.
Vậy nên ăn trái cây như thế nào cho hợp lý?
Hoa quả cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ăn bất cứ loại hoa quả nào cũng tốt cho cơ thể. PGS-TS Nguyễn Thị Lâm cho hay: Đối với những người bị rối loạn đường máu (hay tiểu đường, dư cân, béo phì) nên hạn chế ăn các loại quả cho nhiều vị ngọt và các loại quả này đồng thời cung cấp nhiều năng lượng. Vì thực tế quả ngọt vẫn cung cấp nhiều vitamin (chủ yếu là vitamin C) nên các bạn vẫn ăn được vừa phải. Mỗi lần nên khoảng từ 80 - 100 g”.
Còn BS Hải khuyến cáo cũng như bất kỳ loại thực phẩm nào chúng ta cũng chỉ nên ăn trái cây một lượng vừa phải, liều lượng phù hợp với người trưởng thành khoảng 300 g/ngày. Ngoài ra, bạn nên ăn đa dạng trái cây để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.