Thủy canh và giá thể - xu hướng nông nghiệp tương lai

Chương trình thu hút với hơn 400 thành viên, khách mời tham dự và hai diễn giả nông nghiệp gồm Kỹ sư nông học Phạm Song Quyền, trưởng bộ phận giống - kỹ thuật và thị trường Công ty TNHH nông sinh Khang Nguyên và Thạc sĩ nông học Nguyễn Đức Huy, chủ tịch HĐQT Hợp tác xã kiểu mới thủy canh Việt (Vietponics). Được biết buổi hội thảo nằm  trong chuỗi hoạt động thường niên của nhóm nhằm giới thiệu kiến thức mới cho nông nghiệp, và hướng tới xây dựng nền tảng tri thức vững chắc nhằm cải thiện hoạt động sản xuất truyền thống, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp Việt Nam.

Mô hình trồng trọt thủy canh và giá thể.

Tại buổi hội thảo, ban tổ chức và hai diễn giả đã trao đổi, chia sẻ cho người tham gia những kiến thức, khái niệm về thủy canh và cây trồng giá thể, quy trình trồng trọt và kiểm soát dinh dưỡng của hai loại hình trồng trọt này. Đồng thời làm rõ hơn các quan điểm sai lệch về các mô hình canh tác sử dụng phân hóa học, về hàm lượng dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế mang lại so với các mô hình khác.

Thạc sĩ nông học Nguyễn Đức Huy trình bày các lợi ích của thủy canh như việc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, điều chỉnh được hàm lượng dinh dưỡng từ đó tạo ra một sản phầm an toàn an tâm cho người sử dụng, hay loại bỏ các chất gây hại cho cây và không có các chất tồn dư từ vụ trước, trồng thủy canh còn không bị cản trở bởi các vấn đề liên quan tới thành phần đất...

Ngoài ra còn giới thiệu các mô hình liên quan đang được canh tác phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam như bài giới thiệu của diễn giả Phạm Song Quyền về Dinh dưỡng trên giá thể cho cây dưa lưới, mô hình thủy canh rau muống dạng bè. Bên cạnh đó cung cấp cho người tham gia về các yếu tố cơ bản để quản lý dinh dưỡng trên giá thể và thủy canh. Các công cụ và phương pháp tính toán dung dịch dinh dưỡng trên mỗi mô hình.

Ban tổ chức cũng đã kết hợp tổ chức triển lãm và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Startups mời gọi đầu tư vào các dự án như : rau muống thủy canh , chuối rau sạch 3S, hệ thống thủy canh từ vật liệu tái chế, và dự án thủy canh nhà phố (Home Garden)…

Buổi hội thảo nhận được sự hưởng ứng tích cực của hơn 400 thành viên và khách mời, giúp cho người tham dự có thể hiểu và hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao không cần đất để thích ứng với thay đổi khí hậu, mà vẫn mang lại năng suất cao. Tạo môi trường giao lưu học hỏi, xây dựng một cộng đồng phát triển nông nghiệp một cách khoa học, bài bản. Cổ vũ cho tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo trong nông nghiệp. Là điểm kết nối cung cầu, kết nối nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các Start up còn non trẻ tiếp cận các kênh thông tin, quảng bá sản phẩm. Và hơn hết là mỗi một buổi hội thảo do nhóm tổ chức là một lần nơi giúp biến lý thuyết thành thực hành, để góp phần xây dựng nền tảng tri thức cho nền nông nghiệp Việt.

“Nhóm Hiện thực hóa nông nghiệp Israel tại Việt Nam” thành lập vào đầu tháng 10 năm 2015 từ một nhóm sinh viên Việt Nam tham gia chương trình tu nghiệp sinh trong lĩnh vực nông nghiệp tại Israel và đến nay đã phát triển được 8000 thành viên từ nhiều thành phần trên khắp cả nước.

Là một nhóm hoạt động phi lợi nhuận phục vụ cộng đồng với khẩu hiệu: “Chia sẽ - Kết nối – Đồng hành” và sứ mệnh “Giúp đỡ nông dân Việt – chung tay xây dựng nên nông nghiệp Tri Thức.

Nhóm cũng đang trong quá trình thành lập Câu lạc bộ Nông Dân Thông Thái và website nongdanthongthai.vn là nơi tập hợp các nông dân kiểu mới hướng tới một nền nông nghiệp tri thức.

 
 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm