Tin tốt cho Việt Nam: Indonesia bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ

(PLO)- Gặp nhiều phản ứng trong nước, Chính phủ Indonesia bãi bỏ lệnh xuất khẩu dầu cọ. Đây là tin tốt cho Việt Nam, nơi nhập khẩu rất nhiều sản phẩm dầu cọ Indonesia.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết, Tổng thổng Indonesia Joko Widodo vừa tuyên bố: từ ngày 23-5, quốc gia này bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ, gồm dầu CPO và dầu ăn, vốn đã được áp dụng từ ngày 28-4.

Tuyên bố cho hay việc nước này cho phép xuất khẩu trở lại các sản phẩm dầu cọ được quyết định trên cở sở nguồn cung dầu ăn đã dồi dào, bình quân giá bán dầu ăn tại thị trường nội địa đã điều chỉnh giảm về mức 17.200 -17.600 Rp/lít, cũng như tính đến phúc lợi của khoảng 17 triệu người lao động làm việc trong toàn chuỗi cung ứng ngành dầu cọ.

90% nguyên liệu sản xuất dầu ăn doanh nghiệp Việt nhập khẩu nên từ 1-4 một số đơn vị tăng giá 24%. ẢNH: TÚ UYÊN

90% nguyên liệu sản xuất dầu ăn doanh nghiệp Việt nhập khẩu nên từ 1-4 một số đơn vị tăng giá 24%. ẢNH: TÚ UYÊN

Chính phủ Indonesia sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thị trường dầu ăn trong nước nhằm đảm bảo nguồn cung dồi dào với giá hợp lý. Đồng thời sẽ cải cách cơ quan Quản lý Quỹ dầu cọ theo hướng tinh giản và hiệu quả, gia tăng khả năng ứng phó trước những biến động của thị trường dầu ăn trong nước, nhằm bảo vệ người dân.

Chính phủ cũng sẽ tiếp tục mở rộng điều tra và truy tố đối tượng liên quan tới vụ việc thao túng thị trường dầu ăn trong nước, gây tổn hại cho người dân.

Theo thương vụ Việt Nam tại Indonesia, chính phủ Indonesia đã phải nhượng bộ do hậu quả mà lệnh cấm này mang, khi giá thu mua cọ nguyên liệu giảm mạnh, thấp hơn giá thành sản xuất, gây phản ứng mạnh mẽ của nông dân trồng cọ…

Bên cạnh đó, năng lực chứa dầu của Indonesia (khoảng 6 triệu lít) gần chạm đỉnh khi đầu tháng 5 đã đạt tới ngưỡng 5,8 triệu lít. Nếu Indoneisa không cho xuất khẩu trở lại vào cuối tháng 5 sẽ không đủ chỗ chứa.

Trong khi đó, theo Hiệp hội Dầu cọ Indonesia ngành dầu cọ nước này sẽ phải ngừng hoạt động vào tháng giữa tháng 6 nếu lệnh cấm xuất khẩu tiếp tục được duy trì.

Chính phủ Indonesia cũng chịu sức ép gia tăng từ Quốc hội nước này yêu cầu phải xem xét lại quyết định cấm xuất khẩu dầu cọ khi ngày càng nhiều nghị sĩ bày tỏ sự phản đối do những tổn thất mà lệnh câm mang lại đối với người lao động trong ngành dầu cọ cũng như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu dầu.

Trước đó, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia đã khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần khẩn trương liên hệ với các các đối tác xuất khẩu Indonesia để tìm giải pháp cho các đơn hàng giao sau ngày 28-4, nếu có.

Theo dõi chặt chẽ các thông tin cập nhật về chính sách, quản lý điều hành liên quan tới mặt hàng dầu cọ thô CPO và dầu ăn tại trang tin điện tử Bộ Thương mại Indonesia (www.kemendag.go.id), Hiệp hội Dầu cọ Indonesia (www.gapki.id) hoặc thông qua Thương vụ Việt Nam tại Indonesia.

Indonesia là một trong những thị trường cung ứng dầu, mỡ thực vật lớn của Việt Nam với giá trị nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2021 lên tới 711 triệu USD.

Năm 2022, Indonesia phấn đấu sản xuất 49 triệu tấn dầu cọ và 4,8 tấn dầu từ hạt dầu cọ. Tổng sản lượng dầu dự kiến đạt 53,8 triệu tấn, tăng 4,87% so với năm 2021. Dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu trong năm 2022 của Indonesia là 20,59 triệu tấn. Sản lượng dầu dự kiến xuất khẩu là 33,21 triệu tấn.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Rào chắn bao quanh cửa hàng xăng dầu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM: 18 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động

(PLO)- Theo Sở Công thương TP.HCM, các cửa hàng xăng dầu này tạm ngưng với các lý do để sữa chữa nâng cấp, do giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hạn, đang thực hiện thủ tục theo quy định.

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.