Tố con nợ lừa đảo, bị phát hiện cho vay lãi nặng

(PLO)- Sau khi tố cáo con nợ lừa đảo, người đàn ông bị cơ quan tố tụng cáo buộc đã cho vay lãi nặng, còn người bị tố cáo vẫn bị tội lừa đảo nhưng là lừa đảo người khác.   
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 14-3, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Vũ Thị Lan Anh (SN 1981, ở Hà Nội) 15 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Tân Tuấn Tú (SN 1975, ở Hà Nội) 30 tháng tù về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Ngoài ra, Tòa án còn tuyên tịch thu toàn bộ các khoản tiền Tú cho vay lãi và phần lãi vượt quy định.

Bị cáo Vũ Thị Lan Anh và Nguyễn Tân Tuấn Tú tại phiên tòa

Bị cáo Vũ Thị Lan Anh và Nguyễn Tân Tuấn Tú tại phiên tòa

Theo hồ sơ, ngày 18-8-2018, cơ quan điều tra còn nhận được đơn thư của Nguyễn Tân Tuấn Tú (SN 1975, ở quận Cầu giấy) tố cáo Lan Anh chiếm đoạt 1,5 tỉ đồng. Nhưng khi điều tra, công an phát hiện Tú có hành vi cho vay lãi nặng.

Cụ thể, do không có tiền tiêu nên Lan Anh vay tiền của Tú với lãi suất 3.000 đồng/1 triệu đồng/1 ngày. Cứ 10 ngày trả lãi 1 lần thông qua chuyển khoản ngân hàng. Để hợp thức hóa khoản vay, hai bên ký hợp đồng góp vốn kinh doanh hàng Nhật.

Tú đã 5 lần cho Lan Anh vay 3,2 tỉ đồng với lãi suất 109%/ngày. Số tiền lãi Lan Anh đã trả cho Tú là hơn 1,3 tỉ đồng, trong đó Tú thu lời bất chính hơn 1,1 tỉ đồng. Tính đến ngày 1-7-2019, Lan Anh còn nợ Tú 1,5 tỉ đồng tiền gốc và không có khả năng chi trả.

Về tội lừa đảo, Lan Anh bị cáo buộc đã đưa ra thông tin gian dối với người quen về phương án kinh doanh các mặt hàng Nhật nội địa, đổi tiền, thiết bị y tế… để tạo niềm tin nhằm chiếm đoạt tiền. Từ 2019-2021, Lan Anh đã thực hiện 2 vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 7,9 tỉ đồng.

Cụ thể, năm 2016, Lan Anh có thành lập chuỗi cửa hàng Lan Anh JP, chuyên kinh doanh hàng Nhật nội địa theo hình thức hộ kinh doanh cá thể. Năm 2018, bị cáo thành lập Công ty cổ phần Hoàng và Dương brother nhưng việc kinh doanh không hiệu quả.

Qua quan hệ xã hội, Lan Anh có quen biết bà Đỗ Mỹ Dung (Hà Nội) và mời bà Dung góp vốn kinh doanh. Bị cáo gửi email có phương án kinh doanh mặt hàng Nhật nội địa theo hàng container từ Nhật Bản về Việt Nam và bán lại luôn cho khách. Trong thời ngắn sẽ có lợi nhuận cao. Các mặt hàng gồm bếp từ, trà sữa, bánh…

Lan Anh còn báo với bà Dung góp vốn kinh doanh gỗ, đổi tiền mới ngân hàng. Thời gian đầu, bị cáo đều đặn trả lại một phần lãi nhưng sau đó bị cáo không trả tiền. Bà Dung đã chuyển cho Lan Anh hơn 27,5 tỉ đồng, nhận lại 23,6 tỉ đồng. Hiện số tiền Lan Anh còn chiếm đoạt là hơn 3,9 tỉ đồng.

Với cách thức tương tự, khoảng cuối năm 2020, Lan Anh tiếp tục mời bà Nguyễn Hồng Thành (SN 1961, ở quận Ba Đình) góp vốn đầu tư kinh doanh và chiếm đoạt hơn 4 tỉ đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm