TP.HCM có những giải pháp hỗ trợ quy mô lớn cho ngành công nghiệp

(PLO)- TP.HCM hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thông qua hợp tác giữa TP.HCM và các tỉnh thành, đặc biệt là kết nối ngân hàng với doanh nghiệp.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều ngày 3-4, Sở Công thương TP.HCM tổ chức họp báo định kỳ quý I-2023.

Thông tin về hoạt động thương mại trên địa bàn Thành phố, ông Ngô Hồng Y, Trưởng phòng quản lý thương mại Sở Công thương TP.HCM cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ba tháng đầu năm ước đạt 263.981 tỉ đồng, tăng 4,7% so với năm 2022.

Sản xuất công nghiệp của TP.HCM thấp hơn cả nước

Chiếm đến 61,97% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, thì doanh thu bán lẻ hàng hóa ba tháng ước đạt 163.606 tỉ đồng, tăng 9,1%.

Trong quý I năm 2023, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ tổ chức nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn với nhiều mặt hàng giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng.

Các mặt hàng thiết yếu, cung cầu giá cả không biến động. Tuy nhiên, thương mại, dịch vụ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về chi phí vận chuyển, kho bãi, nhân công...thu nhập của người dân chưa được cải thiện nhiều.

Do đó, xu hướng tiêu dùng vẫn tập trung vào nhóm hàng thiết yếu.

Đối với sản xuất công nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I ước giảm 0,9% so cùng kỳ. Doanh nghiệp (DN) vẫn khó khăn khi thiếu đơn hàng sản xuất, áp lực chi phí đầu vào.

Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương, với quy mô sản xuất công nghiệp khá lớn, chiếm đến 23% GRDP của Thành phố nhưng đầu năm 2023 trong bối cảnh ngành bất động sản khó khăn, do đó công nghiệp xây dựng sụt giảm nhiều.

Năm nhóm ngành có tác động đến xuất khẩu của TP.HCM thì chỉ có hai ngành IIP tăng, có đến ba nhóm ngành giảm chủ yếu do nhu cầu thị trường từ các nước giảm.

Tuy nhiên, IIP của TP.HCM quý I giảm 0,9% ít hơn mức giảm của cả nước và tốc độ giảm đã thu hẹp.

Ông Vũ dẫn chứng, nếu IIP tháng 1 giảm 15%, tháng 2 giảm 2,5%, tháng 3 giảm 0,5% và tổng quý I chỉ số sản xuất công nghiệp của TP giảm 0,9% so với cả nước, mức giảm này cho thấy có dấu hiệu sẽ phục hồi.

Riêng những địa phương chỉ số sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng là những tỉnh có lượng DN đầu từ nước ngoài lớn...

Người tiêu dùng chỉ chọn mua sắm hàng hóa thiết yếu. ẢNH: TÚ UYÊN

Người tiêu dùng chỉ chọn mua sắm hàng hóa thiết yếu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM hỗ trợ nhiều cho DN

Ông Vũ cho biết, để hỗ trợ sản xuất công nghiệp phục hồi trong thời gian tới, đồng thời tự tin khẳng định TP.HCM có những giải pháp hỗ trợ "dày" hơn, quy mô lớn hơn cho ngành công nghiệp so với các tỉnh.

Cụ thể, TP.HCM giúp DN tìm kiếm thị trường qua việc từ đầu năm đến nay Sở đã tổ chức nhiều hội thảo kết nối cung cầu với các tỉnh thành. Hỗ trợ DN sản xuất tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thông qua hợp tác giữa TP.HCM và các tỉnh thành, đặc biệt là kết nối ngân hàng với DN.

Sở Công Thương đánh giá năm nay xuất khẩu khó khăn hơn nên tháng 5 tới, sẽ tổ chức Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu năm 2023 và sẽ được tổ chức định kì hàng năm.

Với định hướng TP.HCM là nơi bàn về chính sách lớn, hội chợ là nơi những nhà mua hàng lớn cùng gặp nhau thảo luận xu hướng tiêu dùng ở các thị trường…

Đơn cử như trong bối cảnh khó khăn chung, ngành dệt may Banglades vẫn phát triển do trở bộ nhanh khi chuyển sang sản xuất xanh sớm trong khi dệt may Việt Nam đang khó khăn.

Do đó, sản xuất xanh, không còn là xu hướng nữa mà phải bắt tay ngay, liên kết đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu xanh.

Theo ông Vũ, một điểm sáng là doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I đạt 163.606 tỉ đồng, tăng 9,1%. Dù tốc độ tăng không bằng các năm trước nhưng là tín hiệu tốt.

Tuy nhiên, nhằm hỗ trợ cho sản xuất, kích cầu tiêu dùng, tháng 6 tới Sở sẽ phát động chương trình khuyến mãi tập trung nhằm đưa TP.HCM trở thành trung tâm mua sắm có sức hấp dẫn du khách và người dân, để làm sao thay đổi cơ cấu rổ hàng hóa của người dân không chỉ là hàng thiết yếu mà là những mặt hàng có giá trị cao hơn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm