Các cầu thủ của Uganda trố mắt khi trọng tài cất còi báo hết hiệp 1. Hiệp 1, trọng tài đã để thời gian bù giờ lên đến 36 phút. Các cầu thủ Hồi giáo...bở hơi tai và mất sức vì mùa chay Ramadan.
Tuy nhiên trọng tài giải thích là vì trong thời gian "bóng chết" hiệp 1 có quá nhiều thời điểm nghỉ để cầu thủ tiếp năng lượng là các thanh năng lượng giàu dinh dưỡng.
Sau tiếng còi kết thúc hiệp 1 của trọng tài, nhiều cầu thủ của hai đội...trố mắt ngạc nhiên. Ảnh: Getty |
Tháng chay Ramadan của đạo Hồi, ngay cả các cầu thủ hoạt động thể lực nặng cũng phải chờ khi mặt trời lặn mới được uống nước và ăn. Riêng bóng đá, đã có “quy chế mới” là các cầu thủ được nạp năng lượng là các ống dinh dưỡng, các típ gel giàu năng lượng.
Đây là trận đấu trong khuôn khổ vòng loại Cúp các quốc gia châu Phi khi Uganda đến Tanzania làm khách.
Trọng tài không bị “quy trách nhiệm” kéo dài thời gian để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nhà có bàn thắng.
Trận đấu này Uganda thắng 1-0 nhưng nó rơi vào phút bù giờ hiệp 2, trong khi hiệp 1 có thời gian bù giờ 36 phút mà trọng tài đã giải thích với cầu thủ Uganda.
Mùa chay Ramadan đã có nhiều giải khuyến cáo trọng tài cho phép các cầu thủ “tiếp năng lượng” ở các thời điểm bóng chết bằng các thanh, chất lỏng dinh dưỡng nhằm bảo toàn sức khỏe. Giải ngoại hạng Anh cũng vừa đưa ra quy chế cho việc thực hiện điều này dành cho cầu thủ theo đạo Hồi nhưng trọng tài và ban tổ chức sân phải tập huấn để phối hợp nhịp nhàng và có những quy tắc của nó. Chẳng hạn như trong danh sách đội hình các cầu thủ theo đạo Hồi được đánh dấu để họ được hưởng quy chế đặc biệt này.
Tuy nhiên trận đấu Tanzania tiếp Uganda có 36 phút bù giờ quả là hiếm thấy.
Hầu hết các cầu thủ Uganda và Tanzania đều theo đạo Hồi nhưng họ lại bị “tác dụng ngược” bởi quy chế ưu tiên dành cho họ. Thời gian bù giờ lên đến 36 phút làm cho họ thêm rã rời.
Trận này Rogers Mato ghi bàn duy nhất trận cho đội khách Uganda phút bù giờ hiệp 2.