Trao đổi lại về cách gọi ‘phụ huynh học sinh’

Trong bài tác giả cho rằng cách gọi đó vô tình đã bỏ quên vai trò của người mẹ và đề nghị Bộ GD&ĐT ban hành văn bản chính thức về tên gọi hội cha mẹ học sinh, thay thế triệt để hội phụ huynh học sinh. Với tư cách là một độc giả, tôi muốn chia sẻ thêm ý kiến của mình quanh cách gọi này.

Thứ nhất,về tên gọi Hội Cha mẹ học sinh theo tôi biết cách đây rất rất lâu, từ năm 1992, Bộ GD&ĐT đã có Quyết định số 278/QĐ ngày 21-2 ban hành “Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh”. Sau đó, trong nhiều quyết định liên quan đến hoạt động của ban đại diện này (có lúc gọi là hội) trong những năm 2008, 2011… Bộ đều sử dụng thống nhất cụm “cha mẹ” thay cho cụm “phụ huynh” rồi. Ngay trong Luật Giáo dục 2005 cũng ghi rõ “Ban đại diện cha mẹ học sinh”. Như vậy đòi hỏi ban hành quy định cho tên gọi là không cần thiết nữa vì đã có từ lâu.

Thứ hai, khi cách gọi này không phải là tên của một tổ chức mà là thói quen dùng từ của tất cả chúng ta. Cá nhân tôi tin rằng không ai ở thời đại này hiểu “phụ huynh” với ý nghĩa đơn lẻ là “cha” và “anh” mà khi nói như vậy, ai cũng biết rằng đó là từ dành gọi những người lớn, thân thích trong gia đình, có vai trò giám hộ đối với trẻ ở trường học. Bản thân tôi là phụ nữ, tôi từng rất tự hào khi (được ủy quyền) đi họp đầu năm cho cháu ruột với tư cách một phụ huynh. Ở khía cạnh nhân văn hơn, cũng nhờ nghĩa rộng của từ phụ huynh mà đối với một vài đứa trẻ vắng hoặc không có cha mẹ thực sự được giảm nhẹ nỗi đau thiếu hụt này khi biết rằng mình vẫn có người bảo bọc.

Phụ huynh là bề trên, là người yêu thương, bảo bọc và chịu trách nhiệm đối với những đứa trẻ trong gia đình. Cụm từ đó ngắn gọn, quen thuộc và thân thương đối với bất cứ ai dùng nó. Bọn trẻ cũng hoàn toàn biết rằng những ai được đưa vào nhóm “phụ huynh” của chúng. Đó đương nhiên là cha mẹ, kế tiếp là ông bà, cô chú, dì dượng, anh chị trong nhiều hoàn cảnh cụ thể… Đừng quá lo lắng mà cho rằng bọn trẻ sẽ hiểu hẹp, không thể nào chỉ vì một cụm từ mà chúng quên mất mẹ quan trọng ra sao. Nói cho cùng, ngữ cảnh để dùng từ phụ huynh rất hạn chế, càng không thể so sánh với tần suất dùng từ cha mẹ trong đời sống thực và cả trên giấy tờ.

Cũng có thể do cách dùng ở nhiều nơi còn chưa thống nhất, vẫn có nơi gọi là hội phụ huynh học sinh nên gây ra chút bối rối trong văn bản hoặc trong quá trình làm việc mà thôi. Người không quen như người nước ngoài nhìn vào có thể thấy khó hiểu. Vì vậy, theo tôi, để thống nhất thì khi Nhà nước đã có văn bản quy định, chúng ta nên dùng chung một từ là “Ban đại diện cha mẹ học sinh” hoặc “Hội cha mẹ học sinh” trong hệ thống văn bản từ trên xuống dưới.

Còn trong văn nói, thiết nghĩ ngôn ngữ có đời sống riêng của nó. Một khi đất sống không còn, từ ngữ ấy sẽ tự nhiên biến mất cho dù chẳng ai tuyên án tử cho nó. Cứ để dòng chảy ấy xuôi theo một cách tự nhiên. Đôi khi ý nghĩa của một từ thú vị và sâu sắc đến nỗi bề mặt của nó không thể hiện nổi. Khi ấy người ta cần cảm nhận bằng nhiều giác quan khác, kể cả huy động trái tim mình và “phụ huynh” theo tôi là một từ như vậy.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử

Vấn nạn livestream bất chấp hoàn cảnh!

(PLO)- Vừa qua vụ việc nam thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử được bàn tán xôn xao trên nền tảng livestream. Hành động này được cho là thiếu tình người, gây bức xúc. Cần có giải pháp xử lý để loại trừ.

Thói ngụy biện

Thói ngụy biện

(PLO)- Trong tất cả mọi việc, chỉ có phản biện, tranh luận một cách chân thành, thẳng thắn mới là con đường chân chính hướng tới và đi tìm chân lý. Trên con đường ấy, thói ngụy biện cần phải được dẹp bỏ.

Nhân chuyện facebook sập: Nếu bạn từ bỏ mạng xã hội?

Nhân chuyện facebook sập: Nếu bạn từ bỏ mạng xã hội?

(PLO)- Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển nên mạng xã hội chiếm vị trí không nhỏ trong cuộc sống của mỗi người. Mạng xã hội mang đến niềm vui, giải tỏa căng thẳng nên không ít người “nghiện”. Vậy nếu bạn từ bỏ mạng xã hội thì điều gì sẽ xảy ra?