Trung Quốc trừng phạt 249 quan chức vì 'lười biếng'
Bảo Anh
Tờ Channel News Asia dẫn nguồn Tân Hoa xã cho biết hoảng sợ trước chiến dịch càn quét tham nhũng của chính quyền Trung Quốc, nhiều quan chức nước này trong 18 tháng qua đã do dự trong phê duyệt các dự án lớn nhằm tránh sự “nhòm ngó” của các quan chức chống tham nhũng.
Thực trạng này đã làm Bắc Kinh “phiền lòng”. Bắc Kinh chỉ trích chính quyền địa phương "lười biếng" và liên tục đe dọa sẽ trừng phạt họ bằng cách rút lại nguồn ngân quỹ chưa được sử dụng.
Tân Hoa Xã cho biết trong số 249 quan chức ở 24 tỉnh, vùng hoặc thành phố, có một số đã bị sa thải, giáng chức, một số bị cảnh cáo sau khi một cuộc điều tra được tiến hành từ hồi cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 năm nay.
Nhiều quan chức Trung Quốc đã bị sa thải trong chiến dịch càn quét tham nhũng của chính quyền nước này
Theo Tân Hoa xã, điển hình là hồi cuối tháng 5 năm nay, một dự án tái chế thực phẩm ở tỉnh Sơn Tây, miền bắc Trung Quốc vẫn chưa được bắt đầu tiến hành, mặc dù chính phủ đã cung cấp ngân sách vào năm 2012.
"Mục đích của việc trừng phạt những người chịu trách nhiệm là để thúc đẩy công việc và quản lý vấn đề lười biếng trong chính phủ cũng như vấn đề "ăn không ngồi rồi"..., từ đó đảm bảo chỉ tiêu kinh tế năm nay đi đúng tiến độ" - Tân Hoa xã dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết.
Được biết Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhiều lần chỉ trích các quan chức nước này vì chậm trễ và lười biếng trong việc tiến hành các chỉ thị chính sách của Bắc Kinh.
(PLO)- Bộ Chính trị yêu cầu xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…; nghiên cứu, tham mưu về mô hình bỏ toà án, viện kiểm sát cấp huyện.
(PLO)- Bộ Chính trị giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ động sửa đổi Hướng dẫn 05/2022 của cơ quan này theo hướng không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên...
(PLO)- Tổng thống Trump và Tổng thống Zelensky "đấu khẩu" sau khi hai phái đoàn Mỹ-Nga kết thúc vòng đàm phán Nga-Mỹ đầu tiên tại Saudi Arabia nhằm bàn cách chấm dứt chiến sự ở Ukraine.
(PLO)- Từ việc cải tổ nền kinh tế đến xây dựng năng lực chính trị, chuyên gia nhận định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có ảnh hưởng quan trọng trong việc định hình một Syria mới.
(PLO)- Tổng thống Trump và Tổng thống Zelensky "đấu khẩu" sau khi hai phái đoàn Mỹ-Nga kết thúc vòng đàm phán đầu tiên tại Saudi Arabia nhằm bàn cách chấm dứt chiến sự ở Ukraine.
(PLO)- Nhà Trắng làm rõ thêm vai trò của tỉ phú Elon Musk trong chính quyền của Tổng thống Trump trong bối cảnh loạt vụ kiện nhắm vào Bộ Hiệu suất Chính phủ.
(PLO)- Từ việc hết lời ca ngợi Tổng thống Mỹ Donald Trump, giờ đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tỏ thái độ khi bị chính quyền ông Trump gạt khỏi các cuộc đàm phán với Nga về chấm dứt chiến sự.
(PLO)- Chiến sự Nga-Ukraine tiếp tục leo thang; Giao tranh ác liệt nhiều nơi; Ông Zelensky huỷ công du Saudi Arabia; Nga tuyên bố loại trừ vai trò của EU trong hòa đàm Ukraine.
(PLO)- Lên tiếng sau cuộc đàm phán Nga-Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh ủng hộ mọi nỗ lực thúc đẩy đàm phán hòa bình Nga-Ukraine, song lưu ý thế giới cũng cần quan tâm các điểm nóng khác.
(PLO)- Tại cuộc đàm phán Mỹ-Nga ở Saudi Arabia, các bên thảo luận về việc xây dựng lại quan hệ song phương, chuẩn bị cho thượng đỉnh Trump-Putin, cũng như triển vọng giải quyết xung đột ở Ukraine.
(PLO)- Sự chú ý đang đổ dồn về cuộc đàm phán về Ukraine do Mỹ và Nga tổ chức ở Saudi Arabia, mục tiêu và lập trường của Washington và Moscow tại cuộc đàm phán này là gì?
(PLO)- Tiếng súng tạm ngưng nhưng người dân Gaza phải đối mặt một thực tế cay đắng và đau đớn, là tìm kiếm thi thể của người thân trong những đống đổ nát do xung đột gây ra.
(PLO)- Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đàm phán hòa bình Nga - Ukraine sẽ bắt đầu “ngay lập tức”, vậy ưu tiên và tầm nhìn của ông Trump cuộc đàm phán này là gì?
(PLO)- Đàm phán Mỹ-Nga sắp bắt đầu tại Saudi Arabia với mục tiêu khôi phục quan hệ Washington-Moscow và tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine.