Từ 15-11, lôi kéo người khác uống bia, rượu bị phạt 1 triệu

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 117 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Nghị đinh 117 sẽ thay thế Nghị định 176 có hiệu lực từ ngày 15-11-2020.

Trong Nghị định 117 có một phần các quy định nằm tại điều 30 đến 37 liên quan đển xử phạt hành chính về phòng chống tác hại rượu, bia.

Cụ thể, tại điều 30 quy định: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia. Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: uống rượu bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật (cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc);

Phạt tiền với số tiền tương tự với hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống bia.

Phạt tiền từ 1.000.000- 3.000.000 đồng đối với các hành vi: Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; Ép buộc người khác uống rượu, bia.

Tại điều 31 quy định, phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây: Bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Không niêm yết thông báo không bán rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi tại vị trí dễ nhìn của cơ sở bán rượu, bia.

Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với hành vi bán rượu, bia tại địa điểm không bán rượu, bia theo quy định của pháp luật; Mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ mới trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.

Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Các hình thức quảng cáo rượu, bia trên phương tiện giao thông, quảng cáo trên báo nói, báo hình ngay trước, trong và sau chương trình dành cho trẻ em cũng bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.

Tại điều 34 cũng quy định, phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng đối với hành vi không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu, bia trong điểm không uống bán rượu, bia thuộc quản lý, điều hành. Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về không được uống, không được bán rượu, bia tại địa điểm thuộc, quyền quản lý, điều hành.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Đưa bệnh viện về gần dân nhưng vướng nhiều thứ

Đưa bệnh viện về gần dân nhưng vướng nhiều thứ

(PLO)- Tại TP.HCM, bên cạnh một số phòng khám đa khoa vệ tinh hoạt động khá hiệu quả vẫn có những phòng khám chỉ hoạt động cầm chừng hoặc được một thời gian thì đóng cửa do vướng thủ tục BHYT, thiếu nhân sự…

Người dân đang chờ khám bệnh tại Phòng khám đa khoa vệ tinh Linh Xuân, TP Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Trạm y tế đông nhờ phòng khám đa khoa vệ tinh

(PLO)- Việc đưa các chuyên khoa và nhân lực từ bệnh viện quận, huyện về tuyến dưới thông qua mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh giúp tăng cường năng lực y tế cơ sở, giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến trên.

Tập đoàn Masan được bình chọn là 'Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu giai đoạn 2009 – 2023'

Tập đoàn Masan được bình chọn là 'Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu giai đoạn 2009 – 2023'

(PLO)- Ngày 28-11, Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2023 (M&A Vietnam Forum 2023) lần thứ 15 được Báo Đầu tư tổ chức tại TP. HCM dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tại Diễn đàn này, Công ty CP Tập đoàn Masan (Masan) được bình chọn là doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu giai đoạn 2009-2023.

Video: Vì sao người trẻ ‘ngại’ kết hôn, sinh con?

Video: Vì sao người trẻ ‘ngại’ kết hôn, sinh con?

(PLO)- TP.HCM được xếp vào nhóm 21 địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước và đang giảm ở mức cảnh báo. Tuy nhiên, nhiều người trẻ cho rằng cuộc sống có nhiều áp lực nên họ ‘ngại’ kết hôn, sinh con.