Vì sao giá vàng được dự báo rớt mạnh còn 44,7 triệu đồng/lượng?

Ông John LaForge, Giám đốc chiếc lược tài sản Công ty dịch vụ tài chính Wells Fargo (Mỹ) nhận định rằng giá hàng hoá đang trong quá trình tăng giá mạnh một cách dài hạn, vì sự mất cân bằng cung cầu.

Bước sang năm 2022, giá hàng hoá vẫn chưa thể đi xuống do nguồn cung thấp đến từ chuỗi cung ứng vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Thâm hụt nguồn cung càng làm giá hàng hoá càng cao.

"Giá vàng sẽ bắt kịp sự tăng giá của hàng hoá và có thể đạt mốc 2.000 USD/ounce trong năm 2022. Vàng cũng khá nhạy cảm với chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ vào năm 2022. Tuy nhiên, khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ khó áp dụng các chính sách tiền tệ quá mạnh mẽ", ông John LaForge nói.

Nhiều chuyên gia nhận định, lãi suất và lợi suất trái phiếu sẽ quyết định giá  vàng trong năm đến. Nhưng không phải nhà phân tích nào cũng lạc quan với triển vọng giá vàng.

Các chuyên gia phân tích Quỹ Capital Economics cho rằng, lợi suất trái phiếu kho bạc dài hạn lẫn ngắn hạn của Mỹ được dự báo tăng liên tục trong năm 2022. Đây là nhân tố chính sẽ kéo giá vàng xuống, thậm chí có khả năng lao dốc xuống 1.600 USD/ounce (tương đương 44,7 triệu đồng/lượng) vào cuối năm 2022.

Sáng nay, giá vàng thế giới giao dịch quanh mức 1.788 USD/ounce, tăng khoảng 5 USD/ounce so với giá mở cửa vào hôm trước. Còn tại thị trường trong nước, giá vàng SJC giao động quanh mức từ  60,7 - 61,5 triệu đồng/lượng ( mua vào), tăng gần 100.000 đồng mỗi lượng so với sáng hôm qua. Giá vàng trong nước hiện đắt hơn thế giới hơn 11, 5 triệu đồng/lượng.

Kitco

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm