Trước ngày khai hội đã có nhiều thông tin cho rằng năm nay Lễ hội đền Trần (Thái Bình) sẽ có nội dung khai ấn tương tự như Lễ hội đền Trần (Nam Định). Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Đỗ Văn Bình - Trưởng ban Tuyên giáo huyện Hưng Hà, phụ trách nội dung Lễ hội đền Trần (Thái Bình).
Không phát ấn hay đóng ấn
. Thưa ông, trên trang mạng của Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình khi thông tin về lễ hội có khẳng định sẽ có nội dung “phát ấn cầu may đầu năm” - điều đã được lãnh đạo huyện bác bỏ trước đó. Vậy nội dung trên có trong chương trình lễ hội năm nay không?
. Sản phẩm tâm linh đó có đặc điểm như thế nào, thưa ông?
+ Theo như năm ngoái thì giống kiểu phát lương ở đền Trần Thương (Hà Nam) nhưng nếu ở Hà Nam đựng vào túi vải thì ở Thái Bình sẽ có một chiếc lọ gốm phủ vải đỏ. Tuy nhiên, đây là việc nhà đền đang đề xuất, không đưa vào chương trình.
. Vậy bên trong lọ gốm đó có gì khác biệt không?
+ Bên trong lọ gốm đựng thóc giống. Nội dung này sẽ được thực hiện sau lễ ban phúc ân, được khôi phục hoàn toàn theo nghi thức của nhà Trần trước đây: Vào dịp đầu năm có lễ ban những lụa là, gấm vóc, hạt giống để úy lạo dân chúng, như kiểu mừng tuổi đầu năm.
Cổng chính dẫn vào đền Trần (Thái Bình) trước ngày khai hội. Ảnh: V.THỊNH
Không có chuyện mua bán
. Vậy để có được trên tay “vật phẩm tâm linh” này, du khách có phải chen lấn, xô đẩy như ở đền Trần (Nam Định) khi khai ấn?
+ Trong năm đầu tiên thực hiện việc này, do chưa có kinh nghiệm nên vẫn có tình trạng đó. Thế nhưng các năm sau nhờ công tác tổ chức tốt hơn nên tình trạng đó không còn nữa.
. Vào năm cao điểm nhất, đền phát ra bao nhiêu vật phẩm như thế, thưa ông?
+ Con số chính xác thì tôi không nhớ nhưng có năm nhà đền đã phát đến hàng vạn cái.
. Du khách làm thế nào để có được vật phẩm này, liệu có thể mua được bằng tiền?
+ Xin khẳng định là hoàn toàn không có chuyện mua bán, nhà đền phát các vật phẩm này theo danh sách các đoàn đăng ký vào hành lễ. Còn việc cá nhân hay tập thể đóng góp công đức bao nhiêu thì tùy tâm.
. Ban tổ chức có kiểm soát được nếu có tình trạng mua bán diễn ra?
+ Chúng tôi chỉ kiểm soát bằng tiền công đức, ngoài ra chúng tôi không thu bất cứ một phí nào cả. Chỉ duy nhất việc trông xe được giao cho địa phương tự quản lý nhưng mức giá thu đều được kiểm soát chặt chẽ.
. Cảm ơn ông.
Cạnh tranh tín ngưỡng thương mại là báng bổ lịch sử Thái Bình là nơi phát tích của nhà Trần, đó là một điều đã được lịch sử thừa nhận. Tuy nhiên, Thái Bình không liên quan đến chuyện phát lương. Vì vậy, việc lễ hội có chuyện phát lương là không có ý nghĩa lịch sử, cũng không có ý nghĩa về mặt nào cả. Đó có thể hiểu là việc cạnh tranh tín ngưỡng thương mại, mà như thế là báng bổ lịch sử. Điều đó khác với Hà Nam, nơi từng có kho lương. Tuy nhiên, việc phát lương ở Hà Nam cũng có điều phải bàn bởi ngày xưa các đền đều có đất riêng để trồng ngô, trồng lúa; đến mùa thu hoạch lúa, ngô đó được giữ lại để cho vào các túi vải. Còn lúa giống, hạt giống được đựng trong các túi vải ở đền Trần Thương (Hà Nam) gần đây thì chưa rõ nguồn gốc. TS NGUYỄN HỒNG KIÊN,Viện Khảo cổ học Việt Nam Những hoạt động “thương mại” trong lễ hội là đi ngược lại tính linh thiêng, văn hóa của lễ hội, đẩy lễ hội rớt xuống mức thấp nhất của đời sống trần tục. GS-TS NGÔ ĐỨC THỊNH, Lễ hội đền Trần Thái Bình sẽ có các hoạt động của phần lễ như dâng hương, rước nước... Trong suốt năm ngày diễn ra lễ hội còn có nhiều hoạt động như thi cỗ cá, thi gói bánh chưng, thi thả diều, thi pháo đất, vật cầu, thi kéo co... Đêm khai mạc sẽ có chương trình nghệ thuật với trích đoạn chèo Đất thiêng dựng nghiệp nhà Trần. Đặc biệt hội thi cỗ cá năm nay do tám thôn của xã Tiến Đức thực hiện sẽ là một hoạt động đặc sắc của Lễ hội đền Trần (Thái Bình). Cá dùng trong hội thi do các cụ cao niên nuôi từ đầu năm trước. Khi làm cỗ, cá sẽ được để nguyên vẩy để cúng các liệt tổ, liệt tông nhà Trần… Hỗn loạn trẩy hội Bà Chúa Kho Hàng ngàn người dân chen chúc tại khu vực cổng tam quan vào khu điện thờ. Ảnh: TTO Sáng 12 tháng Giêng (3-2), hàng vạn người dân đã đến Lễ đền Bà Chúa Kho (làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh) cầu may, cầu lộc dịp đầu xuân. Do người dân đi trẩy hội quá đông nên từ cổng tam quan, hàng ngàn người nối đuôi nhau kéo dài từ cổng vào trong khu điện thờ. Người dân cũng liên tục chen lấn xô đẩy tại khu chính điện… BĐ (TheoTTO) |
HỒ VIẾT THỊNH thực hiện