Hai vụ nổ sát sân Stade de France trong sơ đồ tổng quan Paris bị tấn công đêm 13 rạng 14-11
Rất có thể lắm chứ, những nơi tập trung đông người luôn là mục tiêu của khủng bố nhằm gây tiếng vang. Vòng chung kết châu Âu năm tới có đến 24 đội tham dự nên “số ngày nguy hiểm” cũng như số địa điểm tập trung đông người là sân bóng tăng lên thì mục tiêu tấn công khủng bố sẽ dễ dàng hơn.
Mặt khác ở trận giao hữu giữa chủ nhà Pháp và Đức tại Stade de France ngày 13-11, ngay trong thời điểm xảy ra khủng bố thì chính đội bóng Đức cũng là một trong những mục tiêu của khủng bố. Chẳng có chút gì đảm bảo rằng bóng đá không liên quan đến chính trị nên không phải là mục tiêu. Trong quá khứ Olympic Munich tại Đức cũng từng bị khủng bố. Cuộc chạy marathon quốc tế ở Boston, Mỹ cách đây vài năm cũng bị khủng bố… Bóng đá là nơi tập trung đông người nhất như vòng chung kết châu Âu thì tất nhiên sẽ là mục tiêu lớn, hơn nữa các sự kiện bóng đá như Euro thì luôn thu hút truyền thông thế giới và khách quốc tế nên những kẻ khủng bố dễ trà trộn gây họa.
Lịch sử và chính trị của Pháp có một mối quan hệ đặc biệt với các nước vùng Bắc Phi nói riêng và châu Phi nói chung. Nhiều quốc gia châu Phi được Pháp bảo hộ như một “mẫu quốc” vì lịch sử trước đây nhiều nước là thuộc địa cũ của Pháp. Bây giờ các quốc gia châu Phi này có được những thuận lợi trong quan hệ ngoại giao nên công dân Bắc Phi rất dễ nhập cảnh vào Pháp, trước tình hình như vậy nên khủng bố trà trộn vào rất dễ để xâm nhập nước Pháp và châu Âu.
Sân Stade de France sau trận Pháp - Đức
Với cuộc khủng bố đẫm máu đêm 13 trạng 14-11 này có dấu hiệu những trận bóng đá, những đội bóng cũng là mục tiêu của tấn công khủng bố, nhất định LĐBĐ châu Âu, FIFA sẽ xem xét cân nhắc và thậm chí có thể tước quyền đăng cai Euro 2016 của Pháp để tránh những bi kịch lớn hơn có thể xảy ra.