Ông Đỗ Quang Tùng, phó giám đốc CITES Việt Nam (cơ quan quản lý việc buôn bán quốc tế động vật hoang dã quốc tế nguy cấp, trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT), khẳng định như vậy ngày 8-10.
Trao đổi với PV, ông Tùng cho biết ông Nhân nhập con tê giác trắng này về năm 2006. Theo quy định của CITES, người trực tiếp săn bắn được phép sở hữu mẫu vật săn bắn cá nhân để giữ làm tài sản cá nhân, không được phép sử dụng mẫu vật vào các hoạt động thương mại vì mục đích lợi nhuận.“Việc ông Nhân tặng tê giác cho ông Trầm Bê theo hình thức gì thì phải để các cơ quan điều tra tìm hiểu” - ông Tùng nói.
Đến nay, hơn 100 người Việt Nam đã được CITES Việt Nam cấp phép nhập khẩu tê giác săn được về nước. Việt Nam cũng là một trong những nước có nhiều người nộp đơn nhất để được phép săn tê giác ở Nam Phi. Tuy nhiên, do lo ngại các tay săn Việt Nam không tuân thủ quy định không mua bán mẫu vật săn bắn được nên năm nay, Nam Phi đã ngừng cấp phép cho các đương đơn đến từ Việt Nam.
Nam Phi quy định mỗi tay săn tê giác được săn một con tê giác mỗi năm với giấy phép do nước này cấp. Sau nhiều vụ xìcăngđan mánh khóe của người nộp đơn để lách quy định này, Nam Phi đã yêu cầu người nộp đơn phải chứng minh kinh nghiệm đi săn (ví dụ là thành viên của một hiệp hội săn bắn) và nộp hộ chiếu để kiểm tra xem quốc gia của người nộp đơn có đầy đủ quy định chống mua bán trái phép sừng tê, sừng tê săn được sẽ phải gắn chip điện tử theo dõi để đảm bảo nó sẽ không bị người săn được bán lại cho người khác.
Chiều 8-10, trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Thành Nhân cho biết năm 2006, ông nhận được thư mời tham gia chuyến du lịch kết hợp săn bắn từ một công ty tại Nam Phi. Sau khi đến Nam Phi, ông Nhân đã được công ty này hướng dẫn hoàn tất các thủ tục trước khi được cấp phép săn bắn. “Trước khi bắt đầu chuyến săn, tôi đã được hướng dẫn thuần thục việc sử dụng vũ khí cũng như các quy định phải tuân thủ” - ông Nhân nói.
Sau khóa huấn luyện cấp tốc, ông Nhân được nhân viên kiểm lâm của tỉnh Mpumalanga đưa vào khu vực săn bắn.Theo lời ông Nhân, mặc dù đối tượng săn bắn được xác định trong giấy phép là “một con tê giác trắng”, nhưng không phải muốn hạ con tê giác trắng nào cũng được mà phải là tê giác do nhân viên kiểm lâm hướng dẫn chỉ định và giám sát. “Tôi đã bắn ba phát để hạ con tê giác này, sau đó giao lại cho đơn vị tổ chức xử lý làm khô để chuyển về Việt Nam.
Đây cũng là chuyến đi săn đầu tiên và duy nhất của tôi tại Nam Phi” - ông Nhân nói.Ông Nhân thừa nhận hoàn toàn không biết CITES quốc tế không cho phép người sở hữu mẫu vật săn bắn hợp pháp tặng lại mẫu vật đó (Việt Nam không cấm). Ông cũng một lần nữa khẳng định nguồn gốc hợp pháp của con tê giác.
Đến nay, hơn 100 người Việt Nam đã được CITES Việt Nam cấp phép nhập khẩu tê giác săn được về nước. Việt Nam cũng là một trong những nước có nhiều người nộp đơn nhất để được phép săn tê giác ở Nam Phi. Tuy nhiên, do lo ngại các tay săn Việt Nam không tuân thủ quy định không mua bán mẫu vật săn bắn được nên năm nay, Nam Phi đã ngừng cấp phép cho các đương đơn đến từ Việt Nam.
Nam Phi quy định mỗi tay săn tê giác được săn một con tê giác mỗi năm với giấy phép do nước này cấp. Sau nhiều vụ xìcăngđan mánh khóe của người nộp đơn để lách quy định này, Nam Phi đã yêu cầu người nộp đơn phải chứng minh kinh nghiệm đi săn (ví dụ là thành viên của một hiệp hội săn bắn) và nộp hộ chiếu để kiểm tra xem quốc gia của người nộp đơn có đầy đủ quy định chống mua bán trái phép sừng tê, sừng tê săn được sẽ phải gắn chip điện tử theo dõi để đảm bảo nó sẽ không bị người săn được bán lại cho người khác.
Chiều 8-10, trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Thành Nhân cho biết năm 2006, ông nhận được thư mời tham gia chuyến du lịch kết hợp săn bắn từ một công ty tại Nam Phi. Sau khi đến Nam Phi, ông Nhân đã được công ty này hướng dẫn hoàn tất các thủ tục trước khi được cấp phép săn bắn. “Trước khi bắt đầu chuyến săn, tôi đã được hướng dẫn thuần thục việc sử dụng vũ khí cũng như các quy định phải tuân thủ” - ông Nhân nói.
Sau khóa huấn luyện cấp tốc, ông Nhân được nhân viên kiểm lâm của tỉnh Mpumalanga đưa vào khu vực săn bắn.Theo lời ông Nhân, mặc dù đối tượng săn bắn được xác định trong giấy phép là “một con tê giác trắng”, nhưng không phải muốn hạ con tê giác trắng nào cũng được mà phải là tê giác do nhân viên kiểm lâm hướng dẫn chỉ định và giám sát. “Tôi đã bắn ba phát để hạ con tê giác này, sau đó giao lại cho đơn vị tổ chức xử lý làm khô để chuyển về Việt Nam.
Đây cũng là chuyến đi săn đầu tiên và duy nhất của tôi tại Nam Phi” - ông Nhân nói.Ông Nhân thừa nhận hoàn toàn không biết CITES quốc tế không cho phép người sở hữu mẫu vật săn bắn hợp pháp tặng lại mẫu vật đó (Việt Nam không cấm). Ông cũng một lần nữa khẳng định nguồn gốc hợp pháp của con tê giác.
Theo HƯƠNG GIANG - HOÀI GIANG (TTO)