Vụ SADECO: Tề Trí Dũng nói không ai nhắc nên chủ quan làm sai
HOÀNG YẾN
Ngày 28-12, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xử sai phạm liên quan đến Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn - gọi tắt là SADECO. SADECO là công ty con của IPC, vốn điều lệ 170 tỉ đồng. Trong đó, vốn của cổ đông IPC là 44%, Văn phòng Thành ủy (VPTU) 16,7%, Taconves 14,1%... Năm 2016, IPC bắt đầu đấu giá bán vốn của SADECO.
Bị cáo Tề Trí Dũng (Tổng giám đốc, thành viên HĐTV Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC và Chủ tịch HĐQT SADECO). Trước đó, ông Dũng khai nhận hành vi như cáo trạng nêu về việc SADECO phát hành giá rẻ 9 triệu cổ phiếu cho Cty CP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim (Công ty Nguyễn Kim) gây thiệt hại 1.103 tỉ đồng.
Bị cáo Dũng cho biết đến nay nhận thức được bán trực tiếp cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim là sai nhưng tại thời điểm đó nhận thức của bản thân là mình làm đúng. Bị cáo thừa nhận có chủ quan khi thực hiện việc chuyển nhượng số cổ phần trên. Bị cáo nay biết sai và rất hối hận, xin chịu trách nhiệm.
HĐXX xét hỏi bị cáo Tề Trí Dũng. Ảnh: M.TÂM
“Ngoài các văn bản chính thống có điện thoại riêng và không ai nhắc việc làm của bị cáo là sai. Các cơ quan chức năng tham mưu cho UB không nhắc bị cáo phải thực hiện đấu giá theo quy định khoản 5 Điều 38 Nghị định 91/2015 của Chính phủ. Bị cáo có hiểu biết pháp luật có phần hạn chế, các cơ quan không nhắc nhở và làm đúng theo chủ trương nên chủ quan mình làm đúng” - bị cáo Dũng khai.
Về ý kiến chỉ đạo của bị cáo Tất Thành Cang (sinh năm 1971, nguyên phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM), bị cáo Dũng trình bày nó rất quan trọng. để HĐQT SADECO biểu quyết phương án phát hành 9 triệu cổ phiếu cho Công ty Nguyễn Kim với mức giá 40.000 đồng/cổ phiếu. HĐQT SADECO có 7 thành viên vtà rong hoạt động của SADECO tôn trọng theo ý kiến của Văn phòng Thành ủy. Việc phát hành cổ phần được thực hiện sau khi đồng thuận của Thành uỷ và UBND TP.HCM.
Về việc gây thiệt hại cho Nhà nước, bị cáo Dũng khai việc phát hành có nhiều sai sót, chủ quan, dẫn tới thiệt hại lớn. Sai sót đầu tiên là chọn công ty định giá không có chức năng, nhận thức không đúng khi không thông qua đấu giá. Việc này của nhiều người chứ không riêng gì riêng bị cáo.
Bị cáo Tề Trí Dũng. Ảnh: H.YẾN
Bị cáo Dũng cũng nói đã nhận thức rất rõ sai sót của bản thân, "cảm thấy rất nhẹ lòng thì đã nỗ lực tối đa để huỷ bỏ hợp đồng tránh thất thoát tài sản, hậu quả của vụ án đã được khắc phục khi hợp đồng đã huỷ".
Hồ sơ thể hiện tháng 4-2017, bị cáo Dũng với tư cách chủ tịch HĐQT SADECO đã tổ chức họp và thống nhất phương án tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành 9 triệu cổ phần, bán cho Công ty Nguyễn Kim. Lãnh đạo UBND TP.HCM chỉ đạo việc chuyển nhượng phần vốn nhà nước phải qua đấu giá, xác định theo giá thị trường.
Tuy nhiên, ông Dũng và các thành viên được giao đại diện phần vốn góp của thành phố đã không thực hiện theo chỉ đạo, sử dụng kết quả thẩm định giá của HSC (doanh nghiệp không có chức năng thẩm định), thông qua quyết định bán 9 triệu cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng/cổ phần - thấp hơn giá trị thực rất nhiều.
Đến lúc này, bị cáo Tất Thành Cang chưa bị xét hỏi. Ảnh: M.TÂM
Phương án này sau đó tiếp tục được trình Văn phòng Thành ủy xin ý kiến. Phó bí thư thường trực Thành ủy lúc này là ông Cang đã có bút phê "đồng ý". Ngày 5-10-2017, Tề Trí Dũng đại diện SADECO ký hợp đồng chiến lược bán cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim thu về 360 tỉ đồng. Quá trình điều tra, Công ty Nguyễn Kim đã hoàn trả lại 9 triệu cổ phần đã mua cho SADECO.
Tại CQĐT, ông Dũng khai đã đồng ý thực hiện các thủ tục trên là làm theo sự chỉ đạo của ông Cang. Trong khi ông Cang thì khai "đồng ý là do người đại diện vốn báo cáo không trung thực, che giấu việc lựa chọn Công ty Nguyễn Kim, không cung cấp đủ thông tin khi xin ý kiến Thành ủy”.
(PLO)- Về tội tham ô, bị cáo Tề Trí Dũng và hai đồng phạm bị xét xử theo khoản 4 Điều 353 BLHS (khung hình phạt từ tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình).
(PLO)- Tiệc tại nhà là tổ chức sự kiện tại không gian gia đình để đón tiếp khách mời trong không khí riêng tư, ấm cúng. Đặt nấu tiệc tại nhà, nấu đám cưới trọn gói giúp khách hàng tiết kiệm chi phí vì giá dịch vụ hiện nay khá rẻ
(PLO)- Đại diện Bộ Tài chính chia sẻ về những đề xuất chính sách, giải pháp đột phá trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội để doanh nghiệp tư nhân phát triển như kỳ vọng.
(PLO)- Quách Ngọc Giao đã mua nguyên liệu từ các đối tượng không rõ lai lịch, thuê các bị cáo đồng phạm in hộp, giấy hướng dẫn sử dụng và gia công để buôn bán thuốc giả thành phẩm.
(PLO)- Nhóm 6 cựu cầu thủ CLB Bóng đá Bà Rịa - Vũng Tàu bị TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tuyên án vì cá độ và bán độ ở 2 trận đấu của CLB tại giải Hạng Nhất và Cúp Quốc gia mùa giải 2023 - 2024.
(PLO)- Các đại biểu đề xuất lập thêm các tòa phá sản, tòa sở hữu trí tuệ trực thuộc tòa án cấp khu vực, bởi để giải quyết một vụ án phá sản, tổ thẩm phán thụ lý phải theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện, có thể 5-7 năm, có khi tới 10 năm mới kết thúc.
(PLO)- Nguyên nhân khiến doanh nghiệp tư nhân không lớn được là do hệ thống pháp luật, chính sách hiện nay chưa tạo cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các nguồn lực, các yếu tố sản xuất, hạn chế các cơ hội tiếp cận nguồn lực nói trên.
(PLO)- Đây là vấn đề được ông Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội đặt ra khi thảo luận về 2 dự luật sửa đổi Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức VKSND.
(PLO)- Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh mục tiêu là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; dựa trên Hiến pháp, pháp luật, thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.
(PLO)- Chưa đầy một tuần kể từ khi VKSND Tối cao vào cuộc, Công an tỉnh Vĩnh Long đã khởi tố vụ án hình sự liên quan vụ tai nạn khiến một nữ sinh lớp 9 tử vong hồi tháng 9-2024.
(PLO)- Cựu giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Cần Thơ 6502D bị cáo buộc nhận hối lộ gần 918 triệu đồng; ngoài ra người này còn làm khống, sử dụng, ký giả tên vợ vào hàng ngàn tài liệu.
(PLO)- Ngày 7-5, liên quan đến vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 4-9-2024 tại huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) khiến nữ sinh lớp 9 tử vong, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long đã khởi tố vụ án để điều tra.