Vụ SAGRI: Lý do VKS không đề nghị bị cáo bồi thường thiệt hại 672 tỉ

Ngày 16-12, TAND TP.HCM tiếp tục vụ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí, tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI).
Trước khi nghị án, luật sư và VKS còn một vấn đề đối đáp. Luật sư cho rằng việc chuyển nhượng dự án phát triển Khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9 (nay là TP Thủ Đức) không gồm quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo VKS, việc chuyển nhượng dự án trong trường hợp này, xét về mặt hiện vật của dự án đã có cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng trên đất. Về mặt giá trị, thì đó là giá trị quyền sử dụng đất và giá trị vốn góp các bên.
Trên cơ sở quyết định 6077 ghi là hợp đồng chuyển nhượng bất động sản, Cơ quan tài nguyên môi trường, văn phòng đăng ký đất đai đã thực hiện sang tên quyền sử dụng đất SAGRI cho Tổng công ty Phong Phú.

Bị cáo Lê Tấn Hùng. Ảnh: H.YẾN

Kết luận của giám định viên Bộ Tài chính nêu đây là chuyển nhượng dự án bất động sản kèm theo chuyển nhượng quyền sử dụng đất của doanh nghiệp ra bên ngoài.

Như vậy, việc chuyển nhượng dự án SAGRI cho Tổng công ty Phong Phú, thực chất là SAGRI rút khỏi dự án. Chuyển nhượng phần vốn góp của mình là 28% và cả quyền sử dụng đất.
Đồng thời, VKS nói lại với ý kiến luật sư cho rằng vụ án chưa có thiệt hại là không đúng. Vì quyền sử dụng đất hiện tại vẫn thuộc thẩm quyền của Công ty Phong Phú do đó VKS đề nghị hủy hợp đồng công chứng chuyển nhượng dự án. Vì vậy, dù không yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại nhưng thiệt hại đã rất rõ, 672 tỉ đồng là có.
Còn luật sư Phan Trung Hoài đề nghị KSV xem xét lại là vì sao thời điểm ký quyết định số 6077 trên cơ sở tờ trình nếu mà sợ bị phát hiện hoặc không minh bạch thì tại sao ông Tuyến lại ký?

Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến tại toà. Ảnh: H.YẾN

Về lý do sợ bị phát hiện việc mình làm là sai, đây là ý kiến của đại diện VKS thì luật sư đề nghị HĐXX xem xét có đánh giá về ý thức khi bút phê trên tờ trình này. Đồng thời nếu tiếp cận để cho rằng là việc ghi bút phê đó có ý giấu diếm rồi sợ bị phát hiện thì nó lại trở thành một vấn đề là đại diện VKS đang suy đoán về mặt nhận thức chủ quan của bị cáo Tuyến. Nếu suy đoán theo hướng có tội, đề nghị cân nhắc vì luật quy định rất rõ. Trên tinh thần nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc này áp dụng cho cả các chủ thể người tiến hành, người tham gia tố tụng.

Nói về việc đại diện VKS có đề nghị rút lại ý kiến đánh giá ngôn ngữ từ "giấu diếm”, luật sư nêu: quan điểm của chúng tôi ý như thế này. KSV có ý kiến là khi luật sư phát biểu ý kiến bào chữa tại phiên tòa, thực hiện trách nhiệm được ủy quyền trên cơ sở pháp luật, chúng tôi đề nghị đại diện VKS xem xét rút lại ý kiến về chuyện ông Trần Vĩnh Tuyến được coi là giấu diếm là ý kiến đề nghị của chúng tôi, phát biểu của chúng tôi tại phiên tòa xét xử.
Đại diện VKS nói về nguyên tắc 28 của Bộ nguyên tắc đạo đức ứng xử của nghề nghiệp luật sư, là khi luật sư phát biểu tại phiên tòa, trên phương tiện thông tin đại chúng, có ý xúc phạm các cơ quan tiến hành tố tụng. Đây là trình bày 2 bên tại phiên tòa.
“Vì thế, nếu đại diện VKS thấy rằng cần có ý kiến về vấn đề này, thì chúng tôi tôn trọng ý kiến đó của VKS. Và chúng tôi cũng dành cho mình quyền ý kiến của mình, về ý kiến phát biểu, việc này nằm ngoài phạm vi xét xử. Chúng tôi sẵn sàng đối diện việc này cùng với KSV, để làm rõ vấn đề hiện nay đang rất quan trọng, đó là văn hóa pháp đình”- luật sư kết thúc đối đáp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm