WHO: Thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử có thể quản lý riêng

(PLO)- Dù cùng xếp vào nhóm thuốc lá mới (do không đốt cháy điếu thuốc như thuốc lá truyền thống) nhưng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng có nhiều điểm khác biệt đáng kể.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hướng dẫn phân biệt rõ chủng loại cụ thể của hai sản phẩm này cũng như khuyến nghị cách quản lý khác nhau.

Thuốc lá làm nóng không phải là thuốc lá điện tử

WHO gọi thuốc lá làm nóng (TLLN) và thuốc lá điện tử (TLĐT) là những sản phẩm thuốc lá mới nhằm phân biệt với thuốc lá điếu truyền thống. Bởi vì các sản phẩm này không trực tiếp đốt cháy điếu thuốc lá để tạo ra khói có chứa nicotine. Thay vào đó, cả hai chủng loại thuốc lá mới đều dùng thiết bị chuyên biệt để tạo ra khí hơi (aerosol) có chứa nicotine.

Mổ xẻ bên trong điếu thuốc lá làm nóng cho thấy các nguyên liệu thuốc lá phù hợp với định nghĩa của luật hiện hành.

Mổ xẻ bên trong điếu thuốc lá làm nóng cho thấy các nguyên liệu thuốc lá phù hợp với định nghĩa của luật hiện hành.

Nghiên cứu khoa học cho thấy 90% hàm lượng của các loại khí hơi này là nước và glycerin (một chất vô hại được dùng trong mỹ phẩm và dược phẩm). Ngoài điểm chung đó, cả hai loại sản phẩm này có khác biệt rất lớn về cấu tạo, thành phần nguyên liệu và cách thức hoạt động, cách sử dụng. Chính vì vậy, WHO nhấn mạnh không nên có sự nhầm lẫn giữa TLLN và TLĐT.

Theo đó, tổ chức này xác nhận TLĐT không có nguyên liệu thuốc lá. Nicotine có trong TLĐT là nguồn nicotine tổng hợp hoặc nicotine được chiết tách từ thuốc lá, được hóa lỏng và thêm vào trong tinh dầu để sử dụng cùng với thiết bị. Thiết bị điện tử sẽ hóa hơi tinh dầu để tạo ra khí hơi aerosol khi người dùng hít vào. Theo thống kê của WHO, hiện có hơn 20.000 loại tinh dầu sử dụng cho TLĐT. Thiết bị của TLĐT rất đa dạng chủng loại, có loại dùng một lần, có loại cho phép tái sử dụng bằng cách thêm tinh dầu tùy chọn, hoặc thay thế bình tinh dầu khác. Chính vì tính chất phức tạp này nên WHO cho rằng việc xây dựng hệ thống kiểm soát sản phẩm này không dễ dàng. Bởi, các quy định pháp luật hiện hành sẽ không kịp điều chỉnh so với tốc độ thay đổi và tiến triển của các sản phẩm TLĐT.

Trong khi đó, TLLN có cấu tạo và nguyên liệu đơn giản hơn. Cả WHO và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đều khẳng định bên trong thuốc lá làm nóng chỉ chứa nguyên liệu thuốc lá tự nhiên tương tự như thuốc lá điếu truyền thống. Người dùng sẽ hút nicotine trực tiếp từ nguồn nguyên liệu thuốc lá, từ thân, cây, lá thuốc lá sau khi kích hoạt thiết bị làm nóng.

Về cách sử dụng, TLLN chỉ có một cách sử dụng duy nhất theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đó là cắm mẩu thuốc đặc chế đi kèm vào thiết bị làm nóng và người dùng sẽ hút khí hơi chứa nicotine vào. Nhờ sự đơn giản của sản phẩm này và vì có cùng nguyên liệu gốc giống với thuốc lá điếu, nên TLLN được WHO khẳng định là sản phẩm thuốc lá.

Mặt khác, FDA phân loại TLLN rõ hơn để phân biệt với thuốc lá điếu thông thường. Theo đó, cơ quan này xác định TLLN là thuốc lá nhưng không có quá trình đốt cháy, gọi là thuốc lá không đốt cháy (non-combusted cigarette), còn thuốc lá điếu là thuốc lá có quá trình đốt cháy nên gọi là thuốc lá đốt cháy (combusted cigarette).

WHO: TLLN nên chịu kiểm soát của luật hiện hành

Để tránh nhầm lẫn giữa TLĐT và TLLN, WHO đã khuyến nghị các nước quản lý TLLN theo luật hiện hành của quốc gia (luật kiểm soát thuốc lá điếu), đồng thời chịu sự điều chỉnh của Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC). Theo đó, tính đến nay đã có 183 trong số 194 quốc gia thành viên của WHO hợp pháp hóa sản phẩm này theo hướng dẫn trên.

Số liệu 184 quốc gia quản lý thuốc lá làm nóng đăng tải trên website của WHO.

Số liệu 184 quốc gia quản lý thuốc lá làm nóng đăng tải trên website của WHO.

Trong khi đó, WHO thiết kế riêng quy định dành cho TLĐT và khuyến nghị chính phủ các nước cần đưa vào quản lý theo hướng dẫn này nếu việc cấm là không khả thi. Trong 79 quốc gia cho phép kinh doanh TLĐT, khung quy định kiểm soát cũng không đồng nhất. Tùy vào quan điểm chính sách của từng nước mà TLĐT được quy định khác nhau. Có nước đưa TLĐT vào ngành hàng tiêu dùng, thuốc lá, hoặc các sản phẩm thuốc lá khác. Thế nhưng, cũng có quốc gia xếp loại TLĐT là dược phẩm và cần có kê đơn của bác sĩ. Tại Nhật Bản, TLĐT do Bộ Y tế quản lý như một loại dược phẩm; còn TLLN được Bộ Tài chính kiểm soát theo Đạo luật quản lý thuốc lá. Úc và một số quốc gia khác cũng quy định TLĐT là dược phẩm kê toa.

Việt Nam hiện là quốc gia chưa chính thức quản lý các sản phẩm thuốc lá mới bằng luật hiện hành. Theo khuyến nghị của WHO, việc chưa đưa các sản phẩm thuốc lá vào kiểm soát bằng quy định cụ thể sẽ dẫn đến nguy cơ bình thường hóa việc hút thuốc. Thực tế cho thấy, dù TLĐT là mặt hàng chưa được pháp luật công nhận, nguồn hàng hoàn toàn là hàng lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm định chất lượng, nhưng vẫn được bày bán công khai từ trên mạng đến các cửa hàng trong rất nhiều năm qua.

Được biết, trong quý II-2023 này, Bộ Công thương - cơ quan chủ quản ngành thuốc lá, sẽ trình Chính phủ dự thảo Nghị định 67/2013 sửa đổi, trong đó có quy định rõ việc quản lý các sản phẩm TLĐT, TLLN. Theo đó, đại diện Bộ Công thương cho biết sẽ sớm thống nhất cùng Bộ Y tế để xác định trong các sản phẩm thuốc lá mới, đâu là sản phẩm phù hợp và sớm áp dụng luật hiện hành để quản lý, đồng thời tiếp tục nghiên cứu phương án quản lý tất cả các loại thuốc lá khác trên thị trường.

Nghĩa là, sau 6 năm thảo luận của các bộ ngành, các chuyên gia kỳ vọng Nghị định 67/2013 sửa đổi sẽ hoàn tất để sớm quản lý, kiểm soát thuốc lá mới nhằm giảm bớt gánh nặng quản lý cho các cơ quan chức năng như hiện nay.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm