Quản lý thuốc lá thế hệ mới hiệu quả: Cấm đúng người, bán đúng đối tượng

(PLO)- Theo các chuyên gia, Việt Nam cần tham khảo biện pháp quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng của các nước trên thế giới để đạt được kết quả khả quan hơn trong chiến lược kiểm soát thuốc lá như các nước đã đi trước.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bởi vì, các quốc gia này dù vẫn cho thương mại hóa thuốc lá thế hệ mới nhưng kiểm soát giới trẻ tiếp cận bằng cả hai cách là thắt chặt nguồn cung, ngăn chặn nguồn cầu.

Thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) bao gồm: thuốc lá làm nóng (TLLN) và thuốc lá điện tử (TLĐT) dù chưa được cho phép lưu hành tại Việt Nam nhưng lại đang rất phổ biến rộng rãi thông qua con đường buôn lậu, hàng xách tay. Đặc biệt, hiện tình trạng sử dụng TLĐT nhập lậu ở giới trẻ ngày càng tăng cao, gây nhiều bất ổn cộng đồng. Vì vậy, nhu cầu kiểm soát các sản phẩm này phải được đặt trong tình trạng khẩn cấp.

Cấm hương vị thu hút giới trẻ và tước giấy phép kinh doanh người bán

Theo thông tin tại tọa đàm “Phòng chống tác hại thuốc lá - Hành động mới từ góc nhìn toàn cầu” diễn ra ngày 21-12 vừa qua cho thấy, Việt Nam đang có ý kiến đề xuất cấm TLLN và TLĐT trong khi trên thế giới, hiện có 79/111 (75%) quốc gia cho phép hợp pháp hóa TLĐT và 184/193 (trên 95%) nước thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa TLLN vào kiểm soát theo luật hiện hành, hoặc nằm trong danh mục hàng hóa khác. Động thái này cho thấy chính phủ các nước phải chấp nhận các giải pháp giảm tác hại trong chiến lược kiểm soát thuốc lá quốc gia bằng cách cung cấp cho người hút thuốc lá điếu những sản phẩm thay thế với hàm lượng các chất gây hại thấp hơn. Bên cạnh đó, các chính sách mạnh tay để ngăn chặn thế hệ trẻ tiếp cận sớm với thuốc lá, trong đó bao gồm cấm giới trẻ sử dụng, phạt nặng và tước giấy phép bán lẻ đối với các hành vi bán hàng sai đối tượng, cấm các hương liệu gây thu hút giới trẻ.

Quang cảnh tọa đàm “Phòng chống tác hại thuốc lá – Hành động mới từ góc nhìn toàn cầu".

Quang cảnh tọa đàm “Phòng chống tác hại thuốc lá – Hành động mới từ góc nhìn toàn cầu".

Cụ thể, để các sản phẩm TLLN tiếp cận đúng đối tượng là những người hút thuốc lá trưởng thành, quy trình thương mại sản phẩm phải được thiết kế để có thể kiểm tra độ tuổi của khách hàng ở tất cả các khâu tương tác, cung cấp thông tin sản phẩm và bán hàng (cả trực tuyến và trực tiếp). Nhà cung cấp các sản phẩm này bắt buộc phải áp dụng chính sách yêu cầu khai báo và xác minh độ tuổi bằng giấy tờ tùy thân khi mua hàng (tất cả các kênh), nhận hàng, truy cập vào trang web sản phẩm và tương tác trực tiếp tại các điểm bán. Chỉ những người thỏa điều kiện về độ tuổi mới tiếp cận được vào thông tin sản phẩm. Được biết, quá trình kiểm soát này được thực hiện hầu hết ở các nước đang thương mại hóa TLLN. Ngoài ra, tại một số nước sẽ có sự điều chỉnh theo yêu cầu cụ thể của quốc gia.

Tại Mỹ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) hiện chỉ cho phép một số sản phẩm TLTHM hệ thống đóng để đảm bảo người dùng không tự ý pha trộn hoặc lợi dụng các sản phẩm này để sử dụng ma túy hay các chất cấm khác. Đồng thời, đối với TLĐT, FDA cũng cấm các hương vị thu hút giới trẻ như hương trái cây, bánh kẹo. Chính phủ nước này cũng đồng thời tước giấy phép bán lẻ nếu bán cho người dưới 18 tuổi.

Tương tự, Trung Quốc cũng cho phép lưu hành TLTHM dưới sự giám sát nghiêm ngặt của Chính phủ, đồng thời ban hành luật cấm giới trẻ dưới 18 tuổi tiếp xúc với TLĐT. Trong khi đó, Anh và Nhật Bản đưa TLĐT vào hệ thống kê đơn dược phẩm cho những người đang hút thuốc lá và ngăn chặn các hương vị có thể thu hút giới trẻ.

Việt Nam đề xuất cấm học sinh sử dụng TLĐT

Mới đây nhất, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đề nghị các cơ quan liên quan cần có biện pháp cứng rắn để ngăn chặn tình trạng TLĐT lậu đang lộng hành trong nhiều năm qua. Cụ thể, bà Nga đề nghị cấm giới trẻ sử dụng TLĐT. Đề xuất này hiện đang được đặt ra trong bối cảnh chất ma túy tràn vào học đường và núp bóng qua TLĐT, bánh kẹo, nước giải khát...

Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội: Cần giải pháp quyết liệt hơn nữa, trong đó có thể cấm học sinh hút thuốc lá điện tử.

Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội: Cần giải pháp quyết liệt hơn nữa, trong đó có thể cấm học sinh hút thuốc lá điện tử.

Về vấn đề này, ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp nhấn mạnh trong tọa đàm “Phòng chống tác hại thuốc lá - Hành động mới từ góc nhìn toàn cầu” chia sẻ: “Nếu hiểu theo đúng tinh thần của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá thì luật chỉ điều chỉnh những thứ gọi là thuốc lá. Nếu TLĐT có chứa cần sa thì không còn gọi là thuốc lá nữa và dĩ nhiên là bị cấm. Dù là thuốc lá điếu, TLĐT hay TLLN, chỉ cần đưa một lượng nicotine vào cơ thể thì có thể gọi là thuốc lá. Mà đã là thuốc lá thì cần xét đến nguyên liệu có phải là thuốc lá hay không để xác định khả năng chịu sự kiểm soát của luật”.

Ông Lê Đại Hải, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp).

Ông Lê Đại Hải, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp).

Hiện TLĐT, TLLN đang là đề tài thời sự với sự tham gia giải quyết của nhiều bộ ngành. Trong bối cảnh kinh doanh thuốc lá là ngành nghề hợp pháp, kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư, những sản phẩm thuộc định nghĩa của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá mặc nhiên phải chịu sự kiểm soát của luật hiện hành. Theo các chuyên gia, cấm thuốc lá là điều không thể, mà thay vào đó các bộ ngành hãy cùng nhau đưa ra biện pháp quản lý khả thi nhất.

Theo ông Lê Đại Hải, đã đến lúc đưa TLTHM vào quản lý, có tiêu chuẩn, quy chuẩn rõ ràng và phân định rõ chất cấm là ma túy trá hình trong sản phẩm, thay vì cấm toàn bộ ngành hàng này. Do đó, Bộ Công Thương cần sớm trình chính phủ Nghị định 67/2013/NĐ-CP sửa đổi quy định về định nghĩa của TLĐT, TLLN để quản lý các sản phẩm này nhằm đáp ứng nhu cầu khẩn cấp hiện nay.

Khảo sát mới nhất trên báo VnExpress về quan điểm quản lý thuốc lá thế hệ mới cho thấy: Có 58% độc giả đồng ý rằng cần cấm người vị thành niên sử dụng các loại thuốc lá, riêng thuốc lá thế hệ mới thì cần phải quản lý chặt chẽ bằng Luật Phòng chống tác hại thuốc lá.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm