Thuốc lá thế hệ mới không nằm trong danh mục hàng cấm

(PLO)- Theo Luật Đầu tư, thuốc lá là ngành kinh doanh có điều kiện, do đó việc cấm các sản phẩm có nguyên liệu thuốc lá, kể cả thuốc lá thế hệ mới, theo định nghĩa của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 là điều không thể.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhiều năm nay, hoạt động mua bán thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) bao gồm thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá làm nóng (TLLN) bị tội phạm ma túy biến tướng trên thị trường chợ đen, làm dấy lên lo ngại trong xã hội. Có ý kiến cho rằng cần cấm các sản phẩm này để giải quyết tình thế hiện nay.

Tuy nhiên, đại diện các bộ ngành liên quan đến công tác kiểm soát thuốc lá cho rằng, việc cấm là không khả thi, vì nếu sản phẩm TLTHM nào được xác định là thuốc lá thì đã có Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) quản lý.

Ma túy núp bóng TLĐT: Cần phân định rõ là cấm ma túy hay cấm TLĐT?

Tại tọa đàm “Phòng chống tác hại thuốc lá - Hành động mới từ góc nhìn toàn cầu” trên báo VnExpress ngày 21-12 vừa qua, trước đề xuất cấm TLĐT có mặt trên thị trường, ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp phản biện: Các cơ quan quản lý cần phân định rõ, sản phẩm chứa ma túy, chất cấm núp bóng dưới vỏ bọc TLĐT thì không còn được coi là sản phẩm thuốc lá nữa. Bởi vì, ma túy mặc nhiên đã thuộc danh mục hàng hóa bị cấm.

Quang cảnh tọa đàm “Phòng chống tác hại thuốc lá, hành động mới từ góc nhìn toàn cầu” diễn ra ngày 21-12-2022.

Quang cảnh tọa đàm “Phòng chống tác hại thuốc lá, hành động mới từ góc nhìn toàn cầu” diễn ra ngày 21-12-2022.

Trước đó, trao đổi tại phiên làm việc ngày 15-12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư Pháp Lê Thị Nga đang đề xuất có thể cấm học sinh hút TLĐT.

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh, nếu TLTHM kể cả TLĐT được kiểm soát kịp thời, việc gia tăng sử dụng TLTHM trong giới trẻ sẽ có thể kiểm soát được. Cụ thể, tại Australia, nghiên cứu của BS. Colin Mendelsohn và Wayne Hall (năm 2020) đã bác bỏ quan điểm cho rằng TLĐT là cửa ngõ dẫn đến việc hút thuốc lá. Tổ chức ASH (Anh) cũng trích dẫn kết quả 5 khảo sát trên thanh thiếu niên 11-16 tuổi ở Anh từ năm 2015-2017 và khẳng định “hầu hết người trẻ tuổi chỉ thử trải nghiệm sử dụng TLĐT và không trở thành người dùng thường xuyên”. Tại Nhật Bản, một nghiên cứu lớn trên 60.000 học sinh do Bộ Y tế Nhật Bản công bố năm 2020 cho thấy, tỷ lệ sử dụng TLLN thường xuyên là cực kỳ thấp, chỉ 0.1%, bằng 1/5 so với thuốc lá điếu đốt cháy.

Đến nay, đã có 79/111 quốc gia (trên 70%) cho phép hợp pháp hóa TLĐT và có 184/193 quốc gia thành viên của WHO (trên 95%) đã đưa TLLN vào kiểm soát theo luật hiện hành về kiểm soát thuốc lá, hoặc đưa nhóm sản phẩm này vào danh mục hàng hóa khác.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã cho phép một số sản phẩm TLLN và TLĐT hệ thống đóng đã qua kiểm nghiệm khoa học được phép thương mại với chỉ định “Giảm thiểu phơi nhiễm của cơ thể với các chất gây hại”.

Kinh doanh thuốc lá có quy định trong Luật Đầu tư

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay phân định rõ, trong danh mục hàng hóa cấm, không đề cập đến TLTHM. Chưa kể, thuốc lá nói chung lại nằm trong danh mục kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư.

Mặt khác trong Luật PCTHTL có 2 định nghĩa liên quan. Định nghĩa thứ nhất nêu rõ, thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, tức “lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá”. Bên cạnh đó, khi ban hành luật, các nhà làm luật đã dự liệu trước các loại thuốc lá mới trong tương lai, nên đã có thêm định nghĩa thứ hai về “nguyên liệu thay thế khác”.

Chính vì vậy, tại hội thảo “Tháo gỡ quan ngại để quản lý TLTHM” tháng 11 vừa qua, ông Lê Đại Hải khẳng định việc quản lý TLTHM là rất cấp thiết để đáp ứng nhu cầu thực tế. “Căn cứ theo 2 quy định của Luật PCTHTL và Luật Đầu tư, có thể đưa TLTHM vào ngay trong Nghị định 67 để quản lý mà không cần phải qua cơ chế thí điểm”, ông Hải nhấn mạnh.

Ông Lê Đại Hải, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp)

Ông Lê Đại Hải, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp)

Bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tại hội thảo “Phòng chống tác hại thuốc lá – Hành động mới từ góc nhìn toàn cầu” ngày 21/12 đã nhấn mạnh: “Nếu cấm TLTHM thì sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy như càng cấm thì lại càng kích thích sự tò mò, mong muốn tiếp cận, khám phá và rồi sử dụng như một thói quen”. Cũng theo bà Liên, cấm TLTHM là sẽ tước đi cơ hội của người dùng được tiếp cận tới những sản phẩm giảm tác hại hơn. “Trên thực tế, thị trường vẫn tràn lan hàng thẩm lậu, người dùng không thể đủ năng lực để biết được rằng sản phẩm nào là tốt hay không tốt,sản phẩm nào là của các hãng sản xuất được cấp phép và được kiểm duyệt chặt chẽ chất lượng trên thế giới, bà Liên đưa ra lo ngại.

Bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thảo luận tại hội thảo.

Bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thảo luận tại hội thảo.

Đến nay, việc quản lý TLTHM để ứng phó tội phạm buôn lậu đã được các bộ ngành xác định là cấp thiết. Đồng thời, Bộ Công Thương đang nỗ lực hoàn thiện phương thức quản lý TLTHM hợp lý để trình Chính phủ.

Ông Cao Trọng Quý, Trưởng phòng Công nghiệp Thực phẩm, Cục Công nghiệp, Bộ Công thương xác nhận: “Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tháng 10 vừa qua, lãnh đạo hai Bộ Công thương và Bộ Y tế đã có buổi họp với các đơn vị liên quan để thống nhất một số nội dung dự thảo Nghị định 67 sửa đổi về kinh doanh thuốc lá để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm